TOP 40 câu Trắc nghiệm Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 1914 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Câu 1: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 2: Kết bài khi phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác là?

A. Khẳng định tình cảm của tác giả Viễn Phương đối với Bác

B. Khẳng định sự yêu mến, niềm mong ước được hóa thân thành sự vật quanh lăng Bác

C. Khẳng định niềm xót thương, yêu kính Bác cũng như niềm mong mỏi được hóa thân thành sự vật quanh lăng Bác

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 3: Kết bài nhằm mục đích khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 4: Phần mở bài của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nêu điều gì?

A. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu phân tích đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.

B. Trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

C. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 5: Phần thân bài của bài văn nghị luận về bài thơ đoạn thơ lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 6: Một bài nghị luận về bài thơ đoạn thơ gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Câu 7: Cho đề bài sau: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

A. Giới thiệu về Thanh Hải

B. Giới thiệu về mùa xuân

C. Giới thiệu về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

D. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

Đáp án: D

Câu 8: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có thể không bàn về nội dung nào của tác phẩm?

A. Ngôn từ

B. Hình ảnh

C. Giọng điệu

D. Cốt truyện

Đáp án: D

Câu 9: Kết bài nhằm mục đích khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 10: Nghị luận về đoạn thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ, cần những LUẬN ĐIỂM gì?

A. Khổ thơ đầu bài thơ mùa xuân nho nhỏ thể hiện những rung động đẹp đẽ của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên.

B. Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên trong tâm tưởng nhà thơ

C. Khát vọng chân thành của nhà thơ được cống hiến tâm sức của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc, đất nước

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 11: Khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 12: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

B. Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

C. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

D. Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy

Đáp án: D

Câu 13: Bước 2 của đặt vấn đề là trích dẫn. Cách ghi trích dẫn như sau: - Chép nguyên văn tác phẩm (nêu ngắn) hoặc đoạn trích, có ghi tên bài, tên tác giả hoặc chép nguyên văn theo cách tinh lược, tức là chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này là một hàng dấu chấm lửng, có ghi tên bài, tên tác giả.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 14: Để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần phải sử dụng thao tác nghị luận nào?

A. Giải thích

B. Phân tích và chứng minh

C. Bình luận

D. Cả 3 ý

Đáp án: D

Câu 15: Phần giải quyết vấn đề chính là phân tích tác phẩm. Có thể phân tích theo cách nào?

A. Cách cắt ngang: thường áp dụng cho tác phẩm thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.

B. Cách bổ dọc: thường áp dụng cho tác phẩm dài, phân tích theo vấn đề.

C. Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc.

D. Theo một trong 3 cách.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Mây và sóng có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập về thơ có đáp án

Trắc nghiệm Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết phần văn bản nhật dụng có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra về thơ có đáp án

1 1914 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: