TOP 40 câu Trắc nghiệm Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 2,134 22/12/2023


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Câu 1. Để làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần vận dụng các phép lập luận nào?

A. Giải thích

B. Chứng minh

C. Phân tích, tổng hợp

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Câu 2. Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Câu 3. Phần mở bài của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần có nội dung nào sau đây?

A. Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí

B. Giải thích tư tưởng đạo lí

C. Liên hệ với bản thân

D. Nêu ý nghĩa của đạo lí đó đối với đời sống tinh thần của con người.

Đáp án: A

Câu 4. Yêu cầu của bài làm Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì?

A. Lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định

B. Đưa ra suy nghĩ của cá nhân

C. Đưa ra cảm thụ riêng của người viết

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Câu 5. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận

B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Đáp án: D

Câu 6. Trong các đề bài sau, đề nào là đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.

B. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.

C. Suy nghĩ của em về câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

D. Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

Đáp án: C

Câu 7. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường đặt ra trực tiếp qua:

A. Một câu tục ngữ, ca dao.

B. Một câu danh ngôn.

C. Câu nói của các nhà hiền triết, các vị lãnh tụ.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Đáp án: D

Câu 8. Đâu là nhiệm vụ của mở bài trong văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì?

A. Giới thiệu về vấn đề đạo lí, tư tưởng cần bàn luận.

B. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

C. Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng.

D. Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

Đáp án: A

Câu 9. Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì?

A. Giới thiệu về vấn đề đạo lí, tư tưởng cần bàn luận.

B. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

C. Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng.

D. Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

Đáp án: D

Câu 10. Đâu là nhiệm vụ của mở bài trong văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì?

A. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

B. Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Câu 11. Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 12. Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

A. Giải thích tư tưởng đạo lí.

B. Giới thiệu về tư tưởng đạo lí.

C. Đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí.

D. Đưa dẫn chứng cho tư tưởng đạo lí.

Đáp án: B

Câu 13. Cho đề bài sau: "Bersot từng nói: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Ý kiến của anh chị về câu nói trên?"Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

A. Giới thiệu về vũ trụ.

B. Giới thiệu về các kì quan trên thế giới.

C. Giới thiệu về tình mẹ.

D. Giới thiệu về những thứ tươi đẹp.

Đáp án: C

Câu 14. Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

A. "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất" (Đi- đơ-rô). Anh chị nghĩ thế nào về vấn đề này?

B. Môi trường bị ô nhiễm

C. Suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

D. Tục ngữ có câu: Ăn vóc, học hay. Ý kiến của anh chị?

Đáp án: B

Câu 15: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý?

A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, đạo lý,đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.

B. Bố cục bài viết 3 phần, có luận điểm chính xác, sáng tỏ, sinh động.

C. Lời văn cần trau chuốt, bóng bẩy

D. Vận dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích để trình bày vấn đề.

Đáp án: C

Câu 16: Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “Bàn về câu nói Có chí thì nên”?

A. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người

B. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh

C. Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống

D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống

Đáp án: C

Câu 17: Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

A. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc

B. Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó

Đáp án: D

Câu 18: Trình tự nào sau đây đúng với trình tự trình bày bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý?

A. Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận → Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể → Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

B. Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể → Giải thích tư tưởng, đạo lýcần bàn luận → Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

C. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về một vấn đề tư tưởng, đạo lý → Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận → Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể.

D. Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận → Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về một vấn đề tư tưởng, đạo lý → Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể.

Đáp án: A

Câu 19: Trong các đề sau, đề nào thuộc bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý?

A. Giới thiệu về cây tre Việt Nam.

B. Kể về một món quà sinh nhật.

C. Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

D. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten.

Đáp án: C

Câu 20: Trong những đề bài sau đề nào không thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?

A. Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông-ten.

B. Bàn về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

C. Lòng biết ơn thầy cô giáo.

D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.

Đáp án: A

Câu 21: Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung

A. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng sai của tư tưởng nào đó.

B. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày mặt lợi hại

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Câu 22: Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “Bàn về câu nói Có chí thì nên”?

A. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người

B. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh

C. Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống

D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống

Đáp án: C

Câu 23: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiệ tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

A. Khác nhau về nội dung nghị luận

B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác

C. Khác nhau về cấu trúc bài viết

D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Đáp án: A

Câu 24: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận

B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ có đáp án

Trắc nghiệm Viếng lăng bác có đáp án

Trắc nghiệm Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có đáp án

Trắc nghiệm Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có đáp án

1 2,134 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: