TOP 40 câu Trắc nghiệm Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9..

1 3,575 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Câu 1: Từ "đầu" trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

A. Đầu bạc răng long.

B. Đầu súng trăng treo.

C. Đầu non cuối bể.

D. Đầu sóng ngọn gió.

Đáp án: A

Câu 2: Giọng điệu của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là

A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

D. Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

Đáp án: A

Câu 3: Tác giả đã đặt ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?

A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc.

B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.

C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng, nói gió vợ chồng ông Hai.

D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình.

Đáp án: B

Câu 4: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom ngưòi đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run ...

Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?

A. Làng.

B. Lặng lẽ Sa Pa.

C. Chiếc lược ngà.

D. Cố hương.

Đáp án: C

Câu 5: Truyện "Chiếc lược ngà" của tác giả nào?

A. Kim Lân.

B. Nguyễn Thành Long

C. Nguyễn Quang Sáng

D. Nguyễn Minh Châu.

Đáp án: C

Câu 6: Tại sao người đọc biết được truyện "Chiếc lược ngà" viết về vùng đất Nam bộ?

A. Nhờ tên tác giả.

B. Nhờ tên tác phẩm.

C. Nhờ tên các địa danh trong truyện

D. Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện.

Đáp án: C

Câu 7: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom ngưòi đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run ...

Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự và biểu cảm.

B. Miêu tả và biểu cảm.

C. Tự sự và miêu tả.

D. Biểu cảm và thuyết minh.

Đáp án: C

Câu 8: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom ngưòi đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run ...

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Sự hiểu làm giữa bé Thu với ông Sáu.

B. Nổi nhớ thương của ông Sáu với đứa con gái của mình.

C. Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy đứa con.

D. Sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp cha mình.

Đáp án: C

Câu 9: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom ngưòi đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run ...

Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?

A. Ông Sáu.

B. Bé Thu.

C. Bạn ông Sáu.

D. Mẹ bé Thu.

Đáp án: C

Câu 10: Nhận định nào nói đúng nguồn gốc của từ Đồng chí?

A. Là những người cùng một giống nòi.

B. Là những người sống cùng một thời đại.

C. Là những người bạn thân thiết.

D. Là những người cùng một chí hướng chính trị.

Đáp án: D

Câu 11: Cụm từ "súng bên súng" nói lên điều gì?

A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu.

B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau.

C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch.

D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào.

Đáp án: A

Câu 12: Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là:

A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai.

B. Nói về tình cảm sâu nặng thiêng liêng của người cháu với người bà.

C. Nói về tình yêu thương của bà giành cho cháu.

Đáp án: B

Câu 13: Hai câu thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” :“Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa ...” đã sử dụng biện pháp tu từ:

A. So sánh

B. So sánh và ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Phóng đại và tượng trưng

Đáp án: B

Câu 14: Chủ đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là:

A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Tình đồng chí gắn bó giữa hai anh bộ đội

C. Sự nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính.

D. Vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”

Đáp án: A

Câu 15: Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống ở trong bài thơ:

A. Đồng chí (Chính Hữu)

B. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

C. Ánh trăng (Nguyễn Duy)

D. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch)

Đáp án: C

Câu 16: Hình ảnh được sáng tạo độc đáo nhất trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là:

A. Người chiến sĩ lái xe

B. Những chiếc xe không kính

C. Bếp Hoàng Cầm

D. Đầu súng trăng treo.

Đáp án: B

Câu 17: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác vào năm nào?

A. Năm 1948

B. Năm 1970

C. Năm 1976

D. Năm 1980

Đáp án: B

Câu 18: Chi tiết nào không xuất hiện trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?

A. Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn

B. Người con gái hay tỉa lông mày của mình

C. Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi soa

D. Anh thanh niên đưa cho người lái xe gói tam thất

Đáp án: B

Câu 19: Tác phẩm có ngôi kể là nhân vật xưng “tôi”?

A. Chiếc lược ngà

B. Bến quê

C. Lặng lẽ Sa Pa

D. Làng

Đáp án: A

Câu 20: Tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được sáng tác vào giai đoạn lịch sử nào?

A. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

B. Thời kì hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

C. Thời kì kháng chiến chống Mĩ

D. Thời kì sau 1975

Đáp án: C

Câu 21: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy” gợi nhớ đến sự kiện lịch sử đất nước ta vào:

A. Ngày giải phóng miền Nam

B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945.

C. Nạn đói năm 1945.

D. Những năm đầu 1954.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Kiểm tra phần Tiếng Việt có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Cố hương có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 có đáp án

1 3,575 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: