TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Ôn tập phần Tập làm văn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 866 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Ôn tập phần Tập làm văn

Câu 1: Mục đích của văn bản tự sự là gì?

A. Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ

B. Giúp con người cảm nhận và hiểu được sự vật, hiện tượng.

C. Giúp người đọc có trí thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng.

Đáp án: A

Câu 2: Văn bản điều hành là văn bản trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay người lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ, đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

Đáp án: B

Câu 3: Văn bản nghị luận trình bày vấn đề gì?

A. Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận

B. Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kếtquả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng

C. Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện

D. Trình bày các sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa

Đáp án: A

Câu 4: Trong các loại văn bản sau, văn bản nào không sử dụng phương thức biểu cảm?

A. Lời giới thiệu một di tích lịch sử

B. Điện chúc mừng, thăm hỏi, chia buồn

C. Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người

D. Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí…

Đáp án: A

Câu 5: Nhận định sau đúng hay sai: "Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh: Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, lừ đó lạo ra sự đồng cảm, xúc động ở người đọc."

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 6: Nội dung lớn trong phần Tập làm văn của Ngữ văn 9, tập một là gì?

A. Văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả.

B. Văn bản tự sự và văn bản miêu tả.

C. Văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

D. Không có đáp án đúng.

Đáp án: C

Câu 7: Vì sao văn bản có đủ yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng vẫn là văn bản tự sự?

A. Các yếu tố đó chỉ bổ trợ giúp làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự.

B. Trong thực tế, ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Câu 8: Văn bản đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở lớp dưới giống nhau ở chỗ là đều tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kêt thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa.Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9: Đoạn trích sau dùng yếu tố gì?:

"Thứ suy rộng ra và chua chắn nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy là bất thương, chẳng riêng gì nhà ý mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu cũng thế thôi. Thằng nào chịu khổ quen rồi thì cứ mà chịu mãi đi! Mà thương những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hưởng một ly nào". (Sống mòn, Nam Cao)

A. Yếu tố miêu tả nội tâm

B. Yếu tố nghị luận

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Câu 10: Đoạn trích sau dùng yếu tố gì?:

"Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi".(Cố hương - Lỗ Tấn)

A. Yếu tố miêu tả nội tâm

B. Yếu tố nghị luận

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: B

Câu 11: Đoạn thơ sau dùng yếu tố gì?:

Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?/ Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?/ Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh/ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

A. Yếu tố miêu tả nội tâm

B. Yếu tố nghị luận

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: A

Câu 12: Văn bản tự sự kết hợp với các yếu tố nào?

A. Miêu tả

B. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

C. Người kể và ngôi kể

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 13: Các biểu hiện của tính thống nhất về chủ đề là gì?

A. Văn bản có đối tượng xác định (đối tượng phản ánh).

B. Văn bản có đích hay chủ đích của chủ thể văn bản.

C. Văn bản có tính mạch lạc.

D. Gồm cả ý A, B, C.

Đáp án: B

Câu 14: Vai người kể chuyện trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giúp làm rõ hơn nội dung tư tưởng và làm tăng thêm chất chân thực của tác phẩm. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 15: Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được kể lại dưới điểm nhìn của ai?

A. Anh thanh niên

B. Cô kĩ sữ

C. Ông họa sĩ già

D. Tác giả

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

40 câu hỏi Trắc nghiệm Cố hương (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Bàn về đọc sách (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

1 866 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: