TOP 40 câu Trắc nghiệm Chiếc lược ngà (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Chiếc lược ngà có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 1059 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài: Chiếc lược ngà

Bài giảng Ngữ văn 9 Bài: Chiếc lược ngà

Câu 1: Đánh giá như thế nào về phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha?

A. Đó là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé, trong đó có Thu

B. Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ và có tình cảm chân thành

C. Chứng tỏ Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc đối với người cha (trong tấm hình) của em

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 2: Câu văn “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Đáp án: C

Câu 3: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?

A. Xúc động, nghẹn ngào

B. Đau đớn đến tột cùng

C. Sung sướng đến khó tả

D. Giận dữ, phẫn uất

Đáp án: A

Câu 4: Từ ngữ địa phương (Nam Bộ) được sử dụng trong bài có tác dụng gì?

A. Cho biết nhà văn chắc chắn phải là người địa phương Nam Bộ

B. Cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện

C. Cho biết nhà văn đã đi và rất am hiểu vùng đất Nam Bộ

D. Cho biết nhà văn đã đi và sống nhiều ở vùng Nam Bộ

Đáp án: B

Câu 5: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa.

Việc lặp lại bốn lần “cây lược” trong câu văn trên có tác dụng gì?

A. Để nhấn mạnh hình dáng đặc biệt của cây lược

B. Để nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của cây lược

C. Để nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà người cha gửi gắm vào cây lược

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: C

Câu 6: Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu?

A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách

B. Vì nó chứng tỏ ông là người biết giữ đúng lời hứa với đứa con gái bé bỏng

C. Vì ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian để làm ra chiếc lược

D. Vì lúc bấy giờ việc có được một cây lược làm bằng ngà voi là vô cùng hiếm hoi

Đáp án: A

Câu 7: Người kể chuyện trong tác phẩm là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng gì?

A. Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật trong truyện

B. Làm cho câu chuyện kể trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Câu 8: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà?

A. Xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ

B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí

C. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp

D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm sâu sắc

Đáp án: D

Câu 9: Người kể truyện trong đoạn trích là ai?

A. Ông Sáu

B. Bé Thu

C. Mẹ bé Thu

D. Bạn ông Sáu

Đáp án: D

Giải thích: Nhân vật bác Ba- bạn ông Sáu là người kể chuyện

Câu 10: Câu văn “trong những ngày hòa bình vừa lập lại… chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi” chủ yếu nhiệm vụ gì?

A. Kể về tình bạn giữa người kể chuyện với ông Sáu

B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông Sáu

C. Giới thiệu tính cách của ông Sáu

D. Giới thiệu nhân vật bé Thu

Đáp án: B

Câu 11: Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?

A. Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con

B. Yêu thương, mong nhớ con đến da diết

C. Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Câu 12: Câu văn: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy kêu thét lên: “Má! Má” nói lên thái độ gì ở bé Thu trước sự vồ vập của người cha?

A. Ngờ vực, sợ hãi

B. Vui mừng, phấn khởi

C. Lạnh lùng, thờ ơ

D. Ân hận, hối tiếc

Đáp án: A

Câu 13: Phép so sánh ở phần in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”

A. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu

B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu

C. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu

D. Nhấn mạnh nỗi tức giận của ông Sáu

Đáp án: C

Câu 14: Các chi tiết trong truyện thể hiện nhân vật bé Thu là người thế nào?

- Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha

- Nhất định không chịu nhờ ông chắt giúp nồi cơm đang sôi

- Hất trứng cá mà ông Sáu gắp cho, làm tung tóe ra mâm cơm

- Bỏ về nhà ngoại, cố ý dây cột xuồng kêu rổn rang thật to

A. Hư hỗn

B. Ương ngạnh

C. Lém lỉnh

D. Láu cá

Đáp án: B

Câu 15: Lý do mà bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba?

A. Vì ông Sáu già hơn trước

B. Vì ông Sáu không hiền như trước

C. Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo

D. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình ba

Đáp án: C

Câu 16: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng viết cùng thể loại với tác phẩm nào?

A. Hoàng Lê nhất thống chí

B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

C. Làng

D. Phong cách Hồ Chí Minh

Đáp án: C

Câu 17: Tại sao người đọc biết được truyện Chiếc lược ngà viết về vùng đất Nam Bộ?

A. Nhờ tên tác giả

B. Nhờ tên tác phẩm

C. Nhờ tên các địa danh trong truyện

D. Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện

Đáp án: C

Câu 18: Nội dung văn bản Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì?

A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh

B. Tình đồng chí giữa những người cán bộ cách mạng

C. Tình quân nhân trong chiến tranh

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án: A

Câu 19: Đoạn trích trong SGK có mấy nhân vật chính?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Đáp án: B

Câu 20: Đoạn trích có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Đáp án: B

Giải thích: Tình huống 1: Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha

Tính huống 2: Ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh

Câu 21: Vì sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm là Chiếc lược ngà ?

A. Vì ngà voi rất quý lại gắn với tình yêu con của ông Sáu.

B. Chiếc lược ngà là kỷ vật của tình cha con thiêng thiêng sâu sắc.

C. Vì ông Sáu mất nhiều công sức vì nó mà chưa trao kịp cho con.

D. Vì bé Thu dặn cha mua cho một cây lược.

Đáp án: B

Câu 22: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng viết cùng thể loại với tác phẩm nào?

A. Hoàng Lê nhất thống chí

B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

C. Làng

D. Phong cách Hồ Chí Minh

Đáp án: C

Câu 23: Câu văn: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy kêu thét lên: “Má! Má” nói lên thái độ gì ở bé Thu trước sự vồ vập của người cha?

A. Ngờ vực, sợ hãi

B. Vui mừng, phấn khởi

C. Lạnh lùng, thờ ơ

D. Ân hận, hối tiếc

Đáp án: A

Câu 24: Dòng nào nói đúng hoàn cảnh sáng tác của Truyện ngắn Chiếc lược ngà ?

A. Viết năm 1965, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.

B. Viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.

C. Viết năm 1954, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp.

D. Viết năm 1967, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.

Đáp án: D

Câu 25: Dòng nào nói đúng tình huống bộc lộ sâu sắc tình cảm của bé Thu dành cho người cha yêu dấu là ông Sáu ?

A. Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu con ông lại không chịu nhận cha.

B. Bé Thu nhận cha, yêu cha nhưng người cha lại phải lên đường đi chiến đấu.

C. Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu con ông lại không chịu nhận cha. Đến khi bé Thu nhận cha, thì người cha lại phải lên đường đi chiến đấu.

D. Ông Sáu dồn tất cả tình thương nhớ con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con.

Đáp án: C

Câu 26: Dòng nào nói đúng tình huống bộc lộ sâu sắc tình cảm của ông Sáu dành cho đứa con yêu dấu là bé Thu ?

A. Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu con ông lại không chịu nhận cha.

B. Bé Thu nhận cha, yêu cha nhưng người cha lại phải lên đường đi chiến đấu.

C. Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu con ông lại không chịu nhận cha. Đến khi bé Thu nhận cha, thì người cha lại phải lên đường đi chiến đấu.

D. Ông Sáu dồn tất cả tình thương nhớ con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con

Đáp án: D

Câu 27: Người kể truyện trong đoạn trích là ai?

A. Ông Sáu

B. Bé Thu

C. Mẹ bé Thu

D. Bạn ông Sáu

Đáp án: D

Giải thích: Nhân vật bác Ba- bạn ông Sáu là người kể chuyện

Câu 28: Các chi tiết trong truyện thể hiện nhân vật bé Thu là người thế nào?

- Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha

- Nhất định không chịu nhờ ông chắt giúp nồi cơm đang sôi

- Hất trứng cá mà ông Sáu gắp cho, làm tung tóe ra mâm cơm

- Bỏ về nhà ngoại, cố ý dây cột xuồng kêu rổn rang thật to

A. Hư hỗn

B. Ương ngạnh

C. Lém lỉnh

D. Láu cá

Đáp án: B

Câu 29: Đánh giá như thế nào về phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha?

A. Đó là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé, trong đó có Thu

B. Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ và có tình cảm chân thành

C. Chứng tỏ Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc đối với người cha (trong tấm hình) của em

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 30: Tại sao người đọc biết được truyện Chiếc lược ngà viết về vùng đất Nam Bộ?

A. Nhờ tên tác giả

B. Nhờ tên tác phẩm

C. Nhờ tên các địa danh trong truyện

D. Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra phần Tiếng Việt có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Cố hương có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) có đáp án

1 1059 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: