TOP 40 câu Trắc nghiệm Những ngôi sao xa xôi (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Những ngôi sao xa xôi có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 4,064 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Những ngôi sao xa xôi

Bài giảng Ngữ văn 9 Những ngôi sao xa xôi

Câu 1: Những cụm từ được gạch chân trong câu “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” liên hệ với từ ngữ trước đó theo kiểu quan hệ nào?

A. Quan hệ bổ sung

B. Quan hệ thời gian

C. Quan hệ nghịch đối

D. Quan hệ nguyên nhân

Đáp án: A

Câu 2: Trong đoạn văn “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…” từ “chao ôi” là thành phần gì?

A. Thành phần tình thái

B. Thành phần gọi- đáp

C. Thành phần phụ chú

D. Thành phần cảm thán

Đáp án: D

Câu 3: Từ “chúng” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào trong đoạn văn trên?

A. Bỗng chốc

B. Những cái đó

C. Một cơn mưa đá

D. Thiệt xa

Đáp án: C

Câu 4: Câu văn “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” được dùng với mục đích gì?

A. Bày tỏ ý nghi vấn

B. Trình bày sự việc

C. Thể hiện sự cầu khiến

D. Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: D

Câu 5: Từ ngữ gạch chân trong câu văn “Chắc các anh ấy có những cái ống nhòm để thu cả trái đất vào tầm mắt” đóng vai trò gì?

A. Khởi ngữ đầu câu

B. Kết nối với câu trước nó

C. Thành phần chủ ngữ của câu

D. Thành phần trạng ngữ của câu

Đáp án: A

Câu 6: Câu văn trên sử dụng phép tu từ gì?

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Phóng đại

D. Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: D

Câu 7: Hai câu văn sau: Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép thế

B. Phép lặp từ ngữ

C. Phép nối

D. Phép đồng nghĩa

Đáp án: A

Câu 8: Câu nào sau đây là câu đặc biệt?

A. Tôi, một quả bom trên đồi

B. Vắng lặng đến phát sợ

C. Cây còn lại xơ xác

D. Đất nóng.

Đáp án: A

Câu 9: Cho đoạn văn sau:

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Đáp án: B

Câu 10: Người kể trong đoạn trên là ai?

A. Phương Định

B. Tác giả

C. Cả ba cô gái

D. Những người cùng đơn vị

Đáp án: A

Câu 11: Đoạn trích trên cho thấy phẩm chất gì của nhân vật?

A. Hồn nhiên và mơ mộng

B. Chín chắn và già dặn

C. Tinh nghịch và thích hài hước

D. Thông minh, thích khám phá

Đáp án: A

Câu 12: Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?

A. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt, có giá trị biểu cảm

B. Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa

C. Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động

D. Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn

Đáp án: C

Câu 13: Câu văn “Sao chóng thế?” được dùng với mục đích gì?

A. Bày tỏ ý nghi vẫn

B. Trình bày một sự việc

C. Thể hiện sự cầu khiến

D. Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: D

Câu 14: Từ gạch chân trong câu “rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?

A. Khởi ngữ

B. Thành phần biệt lập tình thái

C. Thành phần biệt lập phụ chú

D. Thành phần biệt lập cảm thán

Đáp án: B

Câu 15: Truyện ngắn những ngôi sao xa xôi ra đời vào năm nào?

A. Năm 1970

B. Năm 1971

C. Năm 1976

D. Năm 1975

Đáp án: B

Câu 16: Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi do ai sáng tác?

A. Hữu Thỉnh

B. Nguyễn Thành Long

C. Nguyễn Minh Châu

D. Lê Minh Khuê

Đáp án: D

Câu 17: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào chính?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Hành chính công vụ

Đáp án: A

Câu 18: Nội dung chính được thể hiện trong truyện Những ngôi sao xa xôi là gì?

A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm tháng chống Mĩ

B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn

C. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn

D. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

Đáp án: D

Câu 19: Hoàn cảnh sống của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong như thế nào?

A. Trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn, thường xuyên phải chịu bom mìn kẻ thù dội xuống

B. Sống ở làng quê nghèo khó, cuộc sống cơ cực vất vả

C. Sống ở thành thị nhưng rất khó khăn

D. Trên căn cứ kháng chiến, thường xuyên ở trong hầm tránh nạn

Đáp án: A

Câu 20: Tính cách của ba nữ thanh niên xung phong được thể hiện như thế nào?

A. Đỏng đảnh, khó ưa, khó chiều.

B. Dũng cảm, kiên cường, hồn nhiên, sống tình cảm

C. Ngây thơ, trong sáng, tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án: B

Câu 21: Nhân vật chính Phương Định được khắc họa ở những phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Tâm trạng

C. Hành động

D. Cả 3 phương diện

Đáp án: D

Câu 22: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào chính?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Hành chính công vụ

Đáp án: A

Câu 23: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được nói tới những nhân vật nào là chủ yếu?

A. Chị Thao.

B. Nho.

C. Phương Định.

D. Cả 3 người.

Đáp án: D

Câu 24: Người kể là ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ ba.

Đáp án: A

Câu 25: “Nhân vật Phương Định kể chuyện có tác dụng làm cho câu chuyện kể được cụ thể, sinh động và chân thật. Vì nhân vật Phương Định kể về cuộc sống chiến đấu của mình, của tổ trinh sát mặt đường của mình”.

Ý kiến ấy đúng hay chưa đúng?

A. Đúng.

B. Chưa đúng.

Đáp án: A

Câu 26: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” kể chuyện gì?

A. Chuyện của các cô thanh niên xung phong.

B. Cuộc sống và chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên cao điểm của con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ.

C. Chuyện ca hát, lấp hố bom, phá bom nổ châm của ba cô thanh niên xung trên cao điểm.

Đáp án: B

Câu 27: Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, di đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lần lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ cố những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những táng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.

A. Tự sự.

B. Biểu cảm. 

C. Miêu tả.

D. Tự sự kết hợp với miêu tả.

Đáp án: D

Câu 28: Đọc đoạn văn sau và cho biết Phương Định là một cô gái Hà Nội như thế nào?
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

Xa đến đáu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu náu, hay nheo lại như chói nắng”.

A. Xinh đẹp.

B. Xinh đẹp, duyên dáng.

C. Xinh đẹp, duyên dáng, thích tự ngắm nghía làm dáng.

Đáp án: C

Câu 29: Chị Thao tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường là người như thế nào?

A. Thích thêu chỉ màu lên áo.

B. Thích hát, có ba cuốn sổ dày chép đầy bài hát. Sợ máu, sợ vắt.

C. Trong chiến đấu rất bình tĩnh, cương quyết, táo bạo.

D. Tất cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 30: Trong đoạn văn nói về Nho, tác giả đã dừng biện pháp tu từ gì?
“Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”.

A. Nhân hoá.

B. Ẩn dụ.

C. So sánh.

D. Điệp ngữ.

Đáp án: C

Câu 31: Đây là đoạn văn miêu tả không khí dữ dội ác liệt trên cao điểm và tư thế chiến đấu quả cảm hiên ngang của Phương Định và đồng đội. Có đúng không?
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng dường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ. Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”...

A. Đúng.

B. Chưa đúng. 

Đáp án: A

Câu 32: Tại sao chị Thao, Phương Định, Nho lại thích hát? Sự thích thú đó thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn họ?

A. Thích văn nghệ.

B. Cảm thấy “Tiếng hát át tiếng bom”.

C. Một thói quen.

D. Lạc quan và yêu đời.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Biên bản có đáp án

Trắc nghiệm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết về ngữ pháp có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập viết biên bản có đáp án

1 4,064 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: