TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 694 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Câu 1: Có những cách miêu tả nội tâm nào?

A. Trực tiếp

B. Gián tiếp

C. Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 2: Câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

A. Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

B. Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

C. Tự sự kết hợp lập luận

D. Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

Đáp án: B

Câu 3: Nhận định nào sau nói đúng nhất đối tượng của miêu tả nội tâm

A. Những ý nghĩ của nhân vật

B. Những cảm xúc của nhân vật

C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 4: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.

A. Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

B. Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

C. Tự sự kết hợp lập luận

Đáp án: B

Câu 5: Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?

Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "

A. Nội tâm của lão Hạc

B. Ngoại hình lão Hạc

C. Nét mặt của lão Hạc

D. Suy nghĩ của lão Hạc

Đáp án: C

Câu 6: Cho đoạn văn dưới:

Quyết đã từng không cho Hà xem bài trong giờ kiểm tra, nhưng lại đến tận nhà cậu ấy hướng dẫn làm những bài toán khó. Trong suốt học kì vừa rồi, giờ tự học nào mà Quyết cũng giải bài, chữa bài khó cho lớp. Cậu ấy còn là người đóng góp nhiều nhất cho phong trào ủng hộ bạn nghèo. Nhớ hồi đầu năm, Bình bị ngã gãy tay cả tháng trời Quyết đã đến nhà chép bài cho bạn.

Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố nghị luận không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 7: Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên cho chúng ta thấy điều gì?

A. Quyết là người thích cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.

B. Quyết là một người bạn tốt.

C. Quyết là một người bạn xấu.

D. Quyết là người thích giúp đỡ người khác.

Đáp án: B

Câu 8: Cho đoạn văn dưới:

Người bà giản dị của tôi nhưng lại có một đức tính cao cả. Từ nhỏ tôi đã sống với bà vì ba mẹ phải đi làm ăn xa để lại quê nhà quạnh hiu cùng hai bà cháu. Ở với bà tôi được dạy và học bao nhiêu điều bổ ích. Bà thường bảo "Uống nước phải biết nhớ nguồn", "Chim có tổ, người có tông và ta không nên quên đi nguồn cội của mình, nơi mà ta đã cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhau cắt rúng,.." Tất cả những điều ấy làm tôi không thể nào quên và nó đã theo tôi trong suốt cuộc đời.

Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố nghị luận không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 9: Trong văn bản tự sự, khi muốn để thuyết phục và khêu gợi người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, cần sử dụng kết hợp yếu tố nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Đáp án: D

Câu 10: Câu in đậm dưới đây được xếp vào loại ngôn ngữ gì?

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào ...

A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả

D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Đáp án: A

Câu 11: Cho đoạn văn sau:

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chúa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.

Đoạn văn trên sử dụng ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật

B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

C. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

D. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Đáp án: C

Câu 12: Trong các đoạn sau , đoạn nào không sử dụng yếu tố độc thoại nội tâm

A. Chợt ông lão lặng hẳn đi , chân tay như nhủn ra , tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ?

B. Ông Hai trả tiền nước , đứng dậy , chèm chẹp miệng , cười nhạt một tiếng , vươn vai nói to : – Hà , nắng gớm , về nào…

C. Nhìn lũ con , tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?

D. Ông lão bỗng ngừng lại , ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm . Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thể được.

Đáp án: B

Câu 13: Câu nào sau đây là lời đối thoại?

A. Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!

B. Hà, nắng gớm, về nào…

C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

D. Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Đáp án: A

Câu 14: Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "

A. Nội tâm của lão Hạc

B. Ngoại hình lão Hạc

C. Nét mặt của lão Hạc

D. Suy nghĩ của lão Hạc

Đáp án: C

Câu 15: Đoạn trích sau có thể hiện tính nghị luận trong văn bản tự sự hay không?

"...nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa."

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm có đáp án

Trắc nghiệm Lặng lẽ Sa Pa (trích) có đáp án 9

Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng việt có đáp án

Trắc nghiệm Người kể chuyện trong văn bản tự sự có đáp án

Trắc nghiệm Chiếc lược ngà có đáp án

1 694 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: