Trắc nghiệm Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 5472 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Bài giảng Hóa 10 Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Câu 1: Kim cương có mạng tinh thể là?

A. Mạng lập phương.    

B. Mạng tinh thể phân tử.

C. Mạng tinh thể ion. 

D. Mạng tinh thể nguyên tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.

Câu 2: Chọn ra nội dung sai. Trong tinh thể phân tử, các phân tử :

A. tồn tại như những đơn vị độc lập.

B. được sắp xếp một cách đều đặn trong không gian.

C. nằm ở các nút mạng của tinh thể.

D. liên kết với nhau bằng lực tương tác mạnh.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong tinh thể phân tử, tại các nút mạng của tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.

Câu 3: Trong mạng tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử C có số nguyên tử lân cận gần nhất là: 

A. 3                      

B. 5                      

C. 2                      

D. 4 

Đáp án: D

Giải thích:

Trong mạng tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử cacbon lân cận gần nhất bằng 4 cặp electron chung, đó là 4 liên kết cộng hóa trị.

Câu 4: Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng :

A. Liên kết kim loại.                         

B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hóa trị.

D. Lực hút tĩnh điện. 

Đáp án: C

Giải thích:

Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

Câu 5: Tìm câu sai:

A. Tinh thể iot thuộc loại tinh thể phân tử.

B. Trong tinh thể phân tử, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.

C. Trong tinh thể phân tử, liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị.

D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong tinh thể phân tử, các phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.

Câu 6: Đặc điểm của chất có mạng lưới tinh thể phân tử là

A. dễ bay hơi và dễ nóng chảy.

B. khó bay hơi và khó nóng chảy.

C. khó bay hơi và dễ nóng chảy.

D. dễ bay hơi và khó nóng chảy.

Đáp án: A

Giải thích:

Các chất có cấu tạo tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Câu 7: Cho tinh thể các chất sau: iot (1), kim cương (2), nước đá (3), muối ăn (4), silic (5). Tinh thể nguyên tử là các tinh thể:

A. (3), 4).

B. (1), (3), (4). 

C. (2), (5). 

D. (1), (2), (5).     

Đáp án: C

Giải thích:

Các chất ở dạng tinh thể nguyên tử: kim cương (2) và silic (5).

Câu 8: Dãy gồm các chất thuộc loại tinh thể phân tử:

A. Iot, nước đá, natri clorua. 

B. Than chì, kim cương, silic.

C. Nước đá, naphtalen, iot. 

D. Iot, naphtalen, kim cương. 

Đáp án: C

Giải thích:

A. Loại vì NaCl thuộc loại tinh thể ion.

B. Loại vì silic thuộc loại tinh thể nguyên tử, than chì có cấu trúc lớp.

C. Thỏa mãn.

D. Loại vì kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử.

Câu 9: Tính chất chung của tinh thể nguyên tử là

A. Bền vững, khó bay hơi, dễ nóng chảy.

B. Rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao

C. Mềm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi. 

D. Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

Đáp án: B

Giải thích:

Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể nguyên tử.

B. Photpho đỏ có cấu trúc tinh thể phân tử.

C. Kim cương có cấu trúc tinh thể nguyên tử.

D. Nước đá thuộc loại tinh thể nguyên tử.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể ion.

B sai. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử P4.

C đúng.

D sai. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

Câu 11: Trong tinh thể nước đá, ở các nút của mạng tinh thể là :

A. Các ion H+O2.

B. Phân tử nước.  

C. Nguyên tử hiđro và oxi.

D. Các ion H+ và OH.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong tinh thể nước đá, ở các nút của mạng tinh thể là các phân tử nước.

Câu 12: Kiểu mạng tinh thể của iot là:

A. mạng tinh thể nguyên tử.

B. mạng tinh thể kim loại.

C. mạng tinh thể phân tử.

D. mạng tinh thể ion.

Đáp án: C

Giải thích:

Iot thuộc loại mạng tinh thể phân tử.

Câu 13: Liên kết giữa các nguyên tử trong mạng tinh thể nguyên tử là:

A. liên kết cho nhận.

B. liên kết ion.

C. liên kết Van Der van. 

D. liên kết cộng hóa trị.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở các điểm nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị.

Câu 14: Tìm câu sai:

A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể phân tử.

B. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

C. Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hóa trị

D. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố đều đặn theo một trật tự nhất định trong không gian.

Đáp án: A

Giải thích:

A sai. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.

Câu 15: Cho các nhận định sau:

(1). Hầu hết các hợp chất ion dễ nóng chảy và dễ bay hơi.

(2). Hầu hết các hợp chất ion dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

(3). Các hợp chất ion ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.

(4). Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.

(5). Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử được tạo thành do sự góp chung 1 hay nhiều electron.

(6). Cộng hóa trị của N trong phân tử NH3 và NH4+ đều là 3.

Số nhận định đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Giải thích:

(1). Sai. Hầu hết các hợp chất ion khó nóng chảy và khó bay hơi.

(2). Sai. Hợp chất ion có độ phân cực cao nên dễ hòa tan trong các dung môi phân cực như nước nhưng khó hòa tan trong dung môi hữu cơ không phân cực.

(3). Sai. NaCl nóng chảy vẫn dẫn được điện.

(4). Đúng.

(5). Đúng.

(6). Sai. Trong NH3, N có cộng hóa trị là 3. Trong NH4+ , N có cộng hóa trị là 4.

Câu 16: Tinh thể nào sau đây là tinh thể nguyên tử

A. NaCl

B. Băng phiến                

C. Kim cương                

D. Nước đá

Đáp án: C

Giải thích:

- NaCl thuộc loại tinh thể ion.

- Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.

- Băng phiến (naphtalen) và nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

Câu 17: Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc loại cấu trúc nào:

A. Bát diện 

B. Tứ diện

C. Thẳng 

D. Chữ V

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc loại cấu trúc tứ diện.

Câu 18: Iot có thể chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi gọi là hiện tượng:

A. Bay hơi 

B. Nóng chảy 

C. Đông đặc 

D. Thăng hoa

Đáp án: D

Giải thích:

Khi đun nóng, iot chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi. Hiện tượng này gọi là thăng hoa.

Câu 19: Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan làm bằng

A. Vàng 

B. Bạc

C. Sắt 

D. Kim cương

Đáp án: D

Giải thích:

Kim cương có độ cứng đứng đầu nên được dùng làm đầu mũi dao hay mũi khoan.

Câu 20: Dãy gồm các chất đều thuộc loại tinh thể phân tử là:

A. O2, N2, H2O, CO2, I2.

B. N2, băng phiến, I2, KCl, H2O.

C. Kim cương, băng phiến, H2O, H2S, NaCl.

D. O2, kim cương, Si, CO2, N2.

Đáp án: A

Giải thích:

A. đúng.

B. KCl thuộc tinh thể ion.

C. Kim cương thuộc tinh thể nguyên tử, NaCl thuộc tinh thể ion.

D. Kim cương và Si thuộc tinh thể nguyên tử.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hóa trị và số oxi hóa có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Liên kết hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án

Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử có đáp án

1 5472 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: