Trắc nghiệm Hóa trị và số oxi hóa có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 2633 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa

Bài giảng Hóa 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa

Câu 1: Điện hóa trị của canxi và clo trong CaCl2 lần lượt là:

A. 2+ và 1-

B. 2+ và 1+

C. 2 và 1

D. 2+ và 2-

Đáp án: A

Giải thích:

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

→ Trong CaCl2, Ca có điện hóa trị 2+ và Cl có điện hóa trị là 1-.

Câu 2: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong S, SO2, H2SO4, lần lượt là:

A. 0, +4, +6, +8.   

B. 0, +6, +4, +6. 

C. 0, +4, +6, +6.   

D. 0, +4, +6, +8.

Đáp án: C

Giải thích:

S0, S+4O2, H2S+6O4,S+6O42

Câu 3: Trong hợp chất CrO3, crom có số oxi hóa là

A. +2.  

B. +3.

C. +5.

D. +6.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong hợp chất CrO3, crom có số oxi hóa là +6.

Câu 4: Cộng hóa trị của N trong NH3 là:

A. 1  

B. 2  

C. 3  

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

Trong cấu tạo NH3, 1 nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết đơn

→ N có cộng hóa trị 3.

Câu 5: Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất của chúng bằng

A. 0.

B. số lớp electron của nguyên tử.

C. số thứ tự nhóm của nguyên tố.

D. số lượng nguyên tử trong đơn chất.

Đáp án: A

Giải thích:

Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất của chúng bằng 0.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng?

A. Số oxi hóa của oxi luôn bằng -2 trong hợp chất.

B. Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng hóa trị của nguyên tố.

C. Trong phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.

D. Trong các hợp chất, số oxi hóa của H luôn bằng +1.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai. Trong hợp chất, số oxi hóa của oxi bằng -2 ( trừ OF2, peoxit,…).

B sai. Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0.

C đúng.

D sai. Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của H bằng +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2,…).

Câu 7: Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng:

A. điện tích của nguyên tử đó trong phân tử.

B. tổng số liên kết trong phân tử.

C. số oxi hóa của nguyên tố trong phân tử.

D. số liên kết của nguyên tử đó trong phân tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử đó trong phân tử.

Câu 8: Điện hóa trị của nguyên tố Cl trong các hợp chất CaCl2 là:

A. 2+

B. 2-

C. 1+

D. 1-

Đáp án: D

Giải thích:

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

→ Điện hóa trị của nguyên tố Cl trong các hợp chất CaCl2 là 1-.

Câu 9: Số oxi hóa của Mn trong K2MnO4 là?

A. +6

B. +7

C. -6 

D. +5.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của Mn là a

→ 2 + a - 4.2 = 0

→ a = +6

Câu 10: Số oxi hóa của sắt trong Fe2+, FeCl3, Fe, FeO lần lượt là:

A. +2, +4, 0, +2.   

B. 0, +3, 0, +3.

C. +2 , +3, 0, +2.  

D. +2, +3, 0, +3.

Đáp án: C

Giải thích:

Số oxi hóa lần lượt là +2, +3, 0, +2.

Câu 11: Tổng số oxi hóa của N trong phân tử HNO3 và NH4Cl là

A. -3

B. +5

C. +2

D. +3

Đáp án: C

Giải thích:

HN+5O3, N3H4Cl

→ Tổng số oxi hóa của N là +5 – 3 = +2

Câu 12: Nhận định nào sai khi nói về số oxi hóa?

A. Trong hợp chất, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.

B. Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0.

C. Trong hợp chất, phi kim luôn có số oxi hóa âm và giá trị bằng hóa trị của chúng

D. Trong hợp chất, kim loại có số oxi hóa dương bằng hóa trị của chúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong hợp chất, phi kim có thể có số oxi hóa âm hoặc dương hoặc bằng 0.

Câu 13: Trong phản ứng: 2H2S + 3O2 to 2SO2↑ + 2H2O. Số oxi hóa của S trong H2S và SO2 lần lượt là:

A. +2 và 0            

B. -2 và 0

C. +4 và -2 

D. -2 và +4

Đáp án: D

Giải thích:

H2S2 và S+4O2

Câu 14: Trong hợp chất CH4, cộng hóa trị của C và H lần lượt là:

A. 4 và 1

B. 3 và 4

C. 2 và 1

D. 1 và 4

Đáp án: A

Giải thích:

Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

Trong cấu tạo CH4, 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H bằng 4 liên kết đơn

→ C có cộng hóa trị 4 và H có cộng hóa trị 1.

Câu 15: Cho một số hợp chất của lưu huỳnh: H2SO4, H2S, H2SO3, SO2, NaHS, Na2SO3, SO3, Na2S. Số chất trong đó lưu huỳnh có số oxi hóa là +4?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

H2S+6O4,H2S2, H2S+4O3, S+4O2, NaHS2, Na2S+4O3, S+6O3,Na2S2

Câu 16: Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ:

NH3, NO, NO2, KNO3, N2, N2O.

A. N2, NO, N2O, NO2, NH3, KNO3.

B. NH3, N2, N2O, NO, NO2, KNO3.

C. NH3, N2, NO2, NO, N2O, KNO3.

D. NH3, N2, NO, N2O, NO2, KNO3.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo chiều tăng dần số oxi hóa của N là:

N3H3,N02,N+12O,N+2O,N+4O2,KN+5O3.

Câu 17: Chất có số oxi hóa của Mn cao nhất trong dãy sau: MnO2, MnCl2, K2MnO4 và KMnO4.

A. MnO2

B. MnCl2

C. K2MnO4

D. KMnO4

Đáp án: D

Giải thích:

Mn+4O2, Mn+2Cl2, K2Mn+6O4 và KMn+7O4

→ KMnO4 là chất có số oxi hóa của Mn cao nhất trong dãy.

Câu 18: Cho phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. Các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng là:

A. Fe và Cl

B. H và Cl

C. Fe và H

D. Fe, H và Cl

Đáp án: C

Giải thích:

Fe +2+ 2H+1Cl1  Fe+2Cl12+ H02

→ Có Fe và H thay đổi số oxi hóa.

Câu 19: Chất có số oxi hóa của S âm là:

A. H2SO4

B. Na2S

C. SO2

D. KHSO3

Đáp án: B

Giải thích:

 H2S+6O4, Na2S2, S+4O2, KHS+4O3.

Câu 20: Chọn phát biểu sai?

A. Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có thể nhận thêm 2 hay 1 electron, nên trong hợp chất ion có thể có điện hóa trị 2-, 1-.

B. Khi viết điện hóa trị của nguyên tố, ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích ghi sau.

C. Số oxi hóa được viết bằng chữ số thường, dấu đặt phía sau và được đặt trên kí hiệu nguyên tố.

D. Số oxi hóa của các nguyên tố ở các ion Fe3+,S2,K+,Cl lần lượt là +3, -2, +1, -1.

Đáp án: C

Giải thích:

Số oxi hóa được viết bằng chữ số thường, dấu đặt phía trước và được đặt trên kí hiệu nguyên tố.

Câu 21: Nguyên tố X là một phi kim nhóm A. Hợp chất của X với hiđro là XH3. Hóa trị và số oxi hóa của X trong oxit tương ứng với hóa trị cao nhất lần lượt là:

A. 5 và -5.

B. 5 và +5.

C. 3 và +3.

D. 3 và -3.

Đáp án: B

Giải thích:

X là phi kim nhóm A và hợp chất của X với hiđro là XH3

→ Công thức oxit với hóa trị cao nhất có dạng X2O5

→ Lớp ngoài cùng của X có 5 electron.

→ Số oxi hóa của +5, hóa trị của X là 5.

Câu 22: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Số oxi hóa của cacbon trong hợp chất hữu cơ luôn bằng 4.

B. Trong một hợp chất, tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng không.

C. Số oxi hóa của cacbon trong hợp chất hữu cơ luôn bằng -4.

D. Trong một hợp chất, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn sẽ mang số oxi hóa dương và ngược lại.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C sai. Ví dụ: CH3 – COOH → Số oxi hóa của C lần lượt là -3 và +3.

B đúng.

D sai. Trong một hợp chất, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn sẽ mang số oxi hóa âm và ngược lại.

Câu 23: Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là:

A. điện hóa trị.

B. số oxi hóa.

C. điện tích ion.

D. cộng hóa trị.

Đáp án: D

Giải thích:

Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố.

Câu 24: Nguyên tố nào của nhóm VIIA không thể có số oxi hóa dương?

A. Iot

B. Brom

C. Clo

D. Flo

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tố F của nhóm VIIA không thể có số oxi hóa dương vì F không có phân lớp d và độ âm điện lớn nhất nên chỉ có khả năng nhận 1 electron mà thôi.

Câu 25: Số oxi hóa của nguyên tố N trong các hợp chất sau: HNO3, N2O, NH4Cl.

A. +5, +1, -3.

B. +4, +2, -3.

C. +5, +4, -3.

D. +4, +1, -3.

Đáp án: A

Giải thích:

HN+5O3,N+12O,N3H4Cl

Câu 26: Cho phản ứng: 4Fe+3O2to2Fe2O3 . Số oxi hóa của Fe trong phản ứng lần lượt là:

A. 0, +2.

B. 0, -2.

C. +2, +3.

D. 0, +3.

Đáp án: D

Giải thích:

4Fe0+3O2to2Fe+32O3

Câu 27: Nguyên tố nào sau đây có số oxi hóa bằng 0?

A. Cl

B. Fe3+

C. I2

D. OH

Đáp án: C

Giải thích:

Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0.

→ Số oxi hóa của I trong I2 bằng 0.

Câu 28: Cho các chất sau: HClO4, HClO3, HClO2, HClO. Hợp chất nào mà clo có số oxi hóa lớn nhất?

A. HClO4

B. HClO3

C. HClO2

D. HClO

Đáp án: A

Giải thích:

HCl+7O4, HCl+5O3, HCl+3O2, HCl+1O

Câu 29: Cho các hợp chất ion sau: BaCl2, Na2O và Al2O3. Điện hóa trị của các kim loại lần lượt là:

A. 2+, 2+, 2+.

B. 2+, 1+, 3+.

C. 1+, 2+, 2+.

D. 1+, 1+, 3+.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong hợp chất ion, điện hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích ion.

→ Ba có điện hóa trị là 2+, Na có điện hóa trị là 1+, Al có điện hóa trị là 3+.

Câu 30: Số oxi hóa của S trong , Fe trong Fe2O3, Mn trong K2MnO4 lần lượt là:

A. +4, +2, +7.

B. +6, +3, +7.

C. +4, +3, +6.

D. +6, +3, +6.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của S, Fe, Mn trong hợp chất lần lượt là x, y, z.

x + 4.(-2) = -2 → x = +6

2y +3.(-2) = 0 → y = +3

2.1+ z + 4.(-2) = 0 → z = +6

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập: Liên kết hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án

Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử có đáp án

Trắc nghiệm Thành phần nguyên tử có đáp án

1 2633 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: