Trắc nghiệm Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 2029 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Bài 1: Cho các cân bằng sau trong các bình riêng biệt:      

(1) H2 (k, không màu)  +  I2 (k, tím)  2HI (k, không màu) 

(2) 2NO2 (k, nâu đỏ)  N2O4 (k, không màu)   

Nếu làm giảm thể tích bình chứa của cả 2 hệ trên, so với ban đầu thì màu của

A. hệ (1) hệ (2) đều đậm lên.                                 

B. hệ (1) không thay đổi; hệ (2) nhạt đi.

C. hệ (1) và hệ (2) đều nhạt đi.                              

D. hệ (1) đậm lên; hệ (2) nhạt đi.

Đáp án: B

Giải thích:

Làm giảm thể tích tức là làm tăng áp suất → CB chuyển dịch về phía làm giảm số mol phân tử khí

(1) do số mol phân tử khí ở 2 bên là như nhau nên thay đổi áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch CB

(2) cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận → màu nhạt đi

Bài 2: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:

CO2(k)+H2(k)CO(k)+H2O(k);  ΔH>0

Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:

(a) Tăng nhiệt độ; 

(b) Thêm một lượng hơi nước;

(c) Giảm áp suất chung của hệ;

(d) Dùng chất xúc tác;

(e) Thêm một lượng CO2;

Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

A. (a), (c) và (e)             

B. (a) và (e)                    

C. (d) và (e)                   

D. (b), (c) và (d)

Đáp án: B

Giải thích:

(a) Tăng nhiệt độ → CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt → chiều thuận

(b) Thêm một lượng hơi nước → CB chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng H2O → chiều nghịch

(c) Giảm áp suất chung → không chuyển dịch do số mol khí ở 2 bên bằng nhau

(d) Dùng chất xúc tác → không chuyển dịch

(e) Thêm CO2 → CB chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng CO2 → chiều thuận

Bài 3: Cho phản ứng:

Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) →  Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).

Khi thay đổi một trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng nồng độ Na2S2O3; (3) giảm nồng độ H2SO4; (4) giảm nồng độ Na2SO4; (5) giảm áp suất của SO2; (6) dùng chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho?

A. 4.                              

B. 3.                              

C. 2.                              

D. 5.

Đáp án: B

Giải thích:

Các yếu tố thỏa mãn: (1) ; (2) ; (6)

Bài 4: Cho các cân bằng hóa học sau:

(a) H2(k) + I2(k)  2HI (k).                                

(b) 2NO2(k)  N2O4(k).        

(c) 3H2(k) + N2(k)  2NH3(k).                                    

(d) 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k).

Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch?

A. (d).                                     

B. (c).                            

C. (a).                                     

D. (b).

Đáp án: C

Giải thích:

Khi thay đổi áp suất chung của hệ. Chỉ có nhưng cân bằng mà  tổng hệ số các chất khí bằng nhau ở 2 vế mới không bị ảnh hưởng.

Bài 5: Cho 3 mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: Mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào 3 cốc đựng có cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong 3 cốc tương ứng là t1, t2 ,t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?

A. t1< t2< t3                    

B. t1= t2= t3                    

C. t3< t2< t1                    

D. t2< t1< t3

Đáp án: C

Giải thích:

Diện tích tiếp xúc càng lớn thì phản ứng diễn ra càng nhanh, thời gian phản ứng càng ngắn

Bài 6: Ở 25oC, kẽm ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl 1,0M, tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là

A. áp suất.

B. nồng độ.                   

C. diện tích bề mặt tiếp xúc.                                                                                 

D. nhiệt độ.

Đáp án: C

Giải thích:

Diện tích tiếp xúc của kẽm bột lớn hơn kẽm hạt nên phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Bài 7: Cho các cân bằng sau: 

(1) 2SO2(k) + O2(k) xt,t0 2SO3(k)                    

(2) N2(k) + 3H2 xt,t0 2NH3(k) 

(3) CO2(k) + H2(k) xt,t0 CO (k) + H2O (k)  

(4) 2HI (k) xt,t0 H2(k) + I2 (k)

(5) CH3COOH (l) + C2H5OH (l) xt,t0 CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)  

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

A. (3), (4) và (5).                                         

B. (3) và (4).                                                                              

C. (1) và (2).                                                                              

D. (2), (4) và (5).

Đáp án: A

Giải thích:

Các cân bằng có tổng số mol khí ở 2 vế bằng nhau sẽ không chịu ảnh hưởng từ thay đổi áp suất

Vậy các phản ứng không chuyển dịch khi thay đổi áp suất là: (3), (4) và (5)

Bài 8: Khi tăng áp suất bằng cách nén hỗn hợp cân bằng  chuyển dịch theo chiều thuận

A. CaCO3  CaO + CO2(khí)   

B. N2(khí) + 3H2(khí)  2NH3(khí)

C. H2(khí) + I2(rắn)  2HI (khí) 

D. S(rắn) + H2(khí)  H2S(khí)

Đáp án: B

Giải thích:

Tăng áp suất → CB chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí.

Bài 9: Trong công ngiệp, sản xuất NH3, phản ứng xảy ra tạo thành một cân bằng hóa học. Cân bằng hóa học này phải thực hiện ở áp suất cao, nhiệt độ thấp nhưng không quá thấp (khoảng 450oC). Từ đó suy ra đặc điểm của phản ứng là

A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, áp suất tăng                                           

B. Phản ứng thuận thu nhiệt, giảm áp suất

C. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, giảm áp suất                                          

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, áp suất tăng

Đáp án: C

Giải thích:

Vì mục đích tăng hiệu suất → các yếu tố tác động sao cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

+) Áp suất cao → phản ứng thuận làm giảm áp suất của hệ

+) Nhiệt độ thấp nhưng không quá thấp → phản ứng thuận tỏa nhiệt

Câu 10: Cho cân bằng hóa học N2 (khí) + 3H2(khí)  2NH3(khí). Khi nhiệt độ tăng thì tỷ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:

A. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ

B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ

Đáp án: B

Giải thích:

Khối lượng 2 vế là như nhau nên khi tỉ khối giảm tức là số mol tăng.

→ CB chuyển dịch theo chiều nghịch → Chiều nghịch là chiều thu nhiệt

→ phản ứng thuận tỏa nhiệt

Bài 11: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 3Y → 2Z + T. Ở thời điểm ban đầu nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ phản ứng trung bình của chất Y trong khoảng thời gian trên là

A. 2,0.10-3 mol/(l.s). 

B. 8,0.10-4 mol/(l.s).

C. 3,0.10-4 mol/(l.s).

D. 1,0.10-4 mol/(l.s).

Đáp án: C

Giải thích:

Tốc độ trung bình của X:

 v¯X=C2C1Δt=104(mol/l.s)

Trong một đơn vị thời gian, lượng Y giảm gấp 3 lần lượng X

→ v¯Y=3v¯X=3.104(mol/l.s)

Bài 12: Trong một bình kín dung tích V lít không đổi có chứa 1,3a mol O2 và 2,5a mol SO2 ở 100oC, 2 atm (có mặt xúc tác V2O5), nung nóng bình một thời gian sau đó làm nguội tới 100oC, áp suất trong bình lúc đó là p; hiệu suất phản ứng tương ứng là h. Mối liên hệ giữa p và h được biểu thị bằng biểu thức

A.  p=2.1-1,25h3,8                 

B.  p=2.1-2,5h3,8        

C.  p=2.1-0,65h3,8                 

D.  p=2.1-1,3h3,8

Đáp án: A

Giải thích:

Hỗn hợp đầu có : V=nhh  dau.RTpdau 

2SO2         +        O2         →   2SO3

Bđ     2,5a                   1,3a

Pứ     2,5ah               1,25ah              2,5ah

Sau    2,5a(1-h)      a(1,3 – 1,25h)      2,5ah

Sau phản ứng : nhh sau = 3,8a – 1,25ah

p=nhh  sau.RTV=nhh  sau.pdaundaup=2.1-1,25h3,8

Bài 13: Cho cân bằng hóa học :

nX (k) + mY (k)  pZ (k) + qT (k).

Ở 50oC, số mol chất Z là x; Ở 100oC số mol chất Z là y. Biết x > y và (n+m) > (p+q), kết luận nào sau đây đúng?

A. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.

B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.

C. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.

D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.

Đáp án: B

Giải thích:

Tăng nhiệt độ (50oC đến 100oC) làm giảm số mol của Z tức là chiều nghịch

→ Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt, tăng áp suất của hệ

Bài 14: Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/ lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/ lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2  là 4.10-5 mol/ (l.s). Giá trị của a là

A. 0,016                                   

B. 0,014                                    

C. 0,018                          

D. 0,012

Đáp án: D

Giải thích:

Tốc độ v=C2C1Δt

→ C1 = 0,012 mol/lit 

Bài 15: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín có dung tích không đổi 2 lít.       

X2(k) + Y2(k) → 2 Z(k)

Lúc đầu số mol của khí X2 là 0,6 mol, sau 10 phút số mol của khí X2 còn lại 0,12 mol. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo X2 trong khoảng thời gian trên là:

A. 4.10-4 mol/(l.s)          

B. 2,4 mol/(l.s)              

C. 4,6 mol/(l.s)              

D. 8.10-4 mol/(l.s)

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có : 

v=0,620,12210.60=4.104mol/(l.s)

Bài 16: Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2  theo phản ứng cân bằng PCl5(k)  PCl3(k) + Cl2(k). Ở 273oC và dưới áp suất 1atm, hỗn hợp lúc cân bằng có khối lượng riêng là 2,48 gam/lít. Lúc cân bằng nồng độ mol của PCl5 có giá trị gần nhất với ? 

A. 0,75.10-3

B. 1,39.10-3                     

C. 1,45.10-3

D. 1,98.10-3

Đáp án: C

Giải thích:

Xét 1 lit hỗn hợp khí

→ nhh = 0,0223 mol

PCl5  PCl3 + Cl2

x              y         y   (mol)

→ mhh = 208,5(x + y) = 2,48g

→ x + y = 0,0119 mol

nhh khí = x + 2y = 0,0223 mol

→ x =  1,5.10-3 ; y = 0,0104 mol

Bài 17:  Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là

A. 25,00%.                     

B. 18,75%.                     

C. 20,00%.                     

D. 10,00%.

Đáp án: A

Giải thích:

Có MX = 7,2 Áp dụng qui tắc đường chéo : nH2nN2=41

Đặt nH2=4  molnN2=1  mol

N2 + 3H2  2NH3

x     3x     2x       mol

→ nY = 5 – 2x mol

Bảo toàn khối lượng :

mX = mY = 4.2 + 1.28 = 36g

→ MY = 4.2 = 3652x

→ x = 0,25 mol

→ H = 25%

Bài 18: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 30oC) tăng lên 81 lần, cần phải thức hiện ở nhiệt độ nào sau đây?

A. 30oC                         

B. 70oC                         

C. 10oC                         

D. 270oC

Đáp án: B

Giải thích:

Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần

→ Khi nhiệt độ tăng thêm 10.x oC tốc độ phản ứng tăng lên 3x lần

→ 3x = 81 → x = 4 → phải tăng thêm 40oC

→ Nghĩa là thực hiện phản ứng ở 30 + 40 = 70oC

Bài 19: Cho cân bằng: C(r) + CO2(k)   2CO(k). Ở 550oC, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 2.10-3. Người ta cho 0,2 mol C và 1 mol CO2 vào bình kín dung tích 22,4 lít (không chứa không khí). Nâng dần nhiệt độ trong bình lên đến 550oC và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Số mol CO trong bình là

A. 0,01.                         

B. 0,02.                         

C. 0,1.                           

D. 0,2.

Đáp án: D

Giải thích:

         C(r) + CO2(k)  2CO(k)

Bđ     0,2      122,4         0         M

Pứ                   x              2x        M

CB               122,4          2x       M

Kc=CO2CO2=(2x)2(122,4x)=2.103

→ x = 4,45.10-3 M → nCO = 2x.22,4 = 0,2 mol

Bài 20: X là dung dịch HCl có nồng độ a mol/lít.

Để hoà tan hết m gam Zn trong dung dịch X ở 20oC cần 27 phút.

Để hoà tan hết m gam Zn trong dung dịch X ở 40oC cần 3 phút.

Biết cứ tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng γ lần.

Vậy m gam Zn hoà tan hết trong dung dịch X ở 65oC cần thời gian (phút) là

A. 0,143.                       

B. 0,192.                       

C. 0,764.                       

D. 0,557.

Đáp án: B

Giải thích:

Cứ tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng γ lần

→ Khi tăng 20oC thì tốc độ tăng γ2=273=9

→ γ = 3

→ Zn hòa tan ở có 65oC cần thời gian nhanh γ654010 lần 3 phút

t=332,5=0,192 phút

Bài 21: Tìm câu sai: Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì:

A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch

B. Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi

C. Số mol các sản phẩm không đổi

D. Phản ứng không xảy ra nữa

Đáp án: D

Giải thích:

Phát biểu không đúng là: Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì phản ứng không xảy ra nữa.

Bài 22: Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ                    

B. Áp suất                     

C. Chất xúc tác              

D. Nồng độ

Đáp án: A

Giải thích:

Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Bài 23: Cho phản ứng thuận nghịch sau: với A, B,C,D là những chất khí hoặc những chất tan trong dung dịch. Khi ở trạng thái cân bằng, công thức tính Kc là:

A. KC=[C]c[D]d[A]a[B]b

B. KC=[A]a[B]b[C]c[D]d

C. KC=[A]a[B]b.[C]c[D]d         

D. KC=[A]a[B]b

Đáp án: A

Giải thích:

Khi ở trạng thái cấn bằng, công thức tính Kc là KC=[C]c[D]d[A]a[B]b

Bài 24: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Nhiệt độ, áp suất                 

B. Tăng diện tích           

C. Nồng độ                    

D. Xúc tác

Đáp án: A

Giải thích:

- Không khí nén → khí ở áp suất cao → yếu tố áp suất

- Đốt cháy → yếu tố nhiệt độ

Bài 25: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta làm gì cho chúng nhanh chín?

A. Dùng nồi áp suất                 

B. Chặt nhỏ thịt cá                   

C. Cho thêm muối vào   

D. Cả 3 đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

- Tăng áp suất làm tăng tốc độ chín → thức ăn chín nhanh hơn

- Chặt nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc → thức ăn chín nhanh hơn

- Thêm muối làm tăng nhiệt độ sôi của hỗn hợp → thức ăn chín nhanh hơn

Bài 26: Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD

Biểu thức tính vận tốc của phản ứng là:

A.  v = k [A]m[B]n                                                 

B. v = k [A].[B]

C. v = k [C]p[D]q                                                  

D. v = k [A]m[B]n.[C]P[D]q

Đáp án: A

Giải thích:

Biểu thức vận tốc:  v = k [A]m[B]n

k: hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc).

[A], [B]: nồng độ mol của chất A và B.

Bài 27: Chọn khẳng định không đúng:

A. Các  yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc

B. Cân bằng hóa học là cân bằng động

C.  Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó.

D. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đúng

D sai vì chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng

Bài 28: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

A. Chất lỏng                            

B. Chất rắn                    

C. Chất khí                    

D. Cả 3 đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Diện tích tiếp xúc tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

Bài 29: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào yếu tố sau:

A. Nhiệt độ                                                          

B. Nồng độ, áp suất

C. Chất xúc tác, diện tích bề mặt                                    

D. cả A, B và C

Đáp án: D

Giải thích:

Các  yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc

Bài 30: Cho phản ứng :  N(k)  + 3H(k)  2NH(k)  + Q. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên ?

A. Áp suất.                               

B. Nhiệt độ.                              

C. Nồng độ.                              

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Phản ứng có Q nên yếu tố về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến cân bằng

Tổng các hệ số cân bằng ở 2 bên của phương trình là khác nhau (bên 4, bên 2) nên yếu tố về áp suất sẽ ảnh hưởng đến cân bằng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thành phần nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Thành phần nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Cấu hình electron có đáp án

1 2029 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: