Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 13: Liên kết cộng hóa trị có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 29,107 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13: Liên kết cộng hóa trị

Bài giảng Hóa 10 Bài 13: Liên kết cộng hóa trị

Câu 1: Hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị khi

A. 2 ion mang điện tích trái dấu tiến lại gần nhau.

B. mỗi nguyên tử góp chung electron để tạo ra một hay nhiều cặp electron chung.

C. 2 nguyên tử có độ âm điện khác nhau nhiều tiến lại gần nhau.

D. 2 ion có điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 2: Trong phân tử N2 tồn tại loại liên kết nào?

A. Liên kết ion

B. Liên kết cộng hóa trị không cực.

C. Liên kết cho – nhận

D. Liên kết cộng hóa trị phân cực

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình electron của N là 1s22s22p3

Trong phân tử N2, để đạt cấu hình bền của khí hiếm gần nhất (Ne), mỗi nguyên tử nitơ phải góp chung 3 electron

→ Liên kết trong phân tử N2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 3: Cho 2 nguyên tố: X (Z= 8), Y (Z = 6). Hợp chất của X và Y có dạng là YX2, loại liên kết trong hợp chất này là?

A. Liên kết cộng hóa trị 

B. Liên kết ion.

C. Liên kết hiđro  

D. Liên kết kim loại

Đáp án: A

Giải thích:

X có Z = 8 → X là oxi.

Y có Z = 6 → Y là cacbon.

→ Liên kết trong CO2 là liên kết cộng hóa trị.

Câu 4: Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo hợp chất cộng hóa trị?

A. Na và Cl

B. Al và O

C. C và Cl  

D. Li và F.

Đáp án: C

Giải thích:

A. Hợp chất tương ứng là NaCl

→ hợp chất ion.

B. Hợp chất tương ứng là Al2O3

→ hợp chất ion.

C. Hợp chất tương ứng là CCl4

→ hợp chất cộng hóa trị.

D. Hợp chất tương ứng là LiF

→ hợp chất ion.

Câu 5: Chọn ý sai khi nói về hợp chất cộng hóa trị?

A. Các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

B. Các chất có cực như etanol, đường,… tan nhiều trong dung môi có cực như nước. 

C. Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể ở thể rắn như đường, lưu huỳnh, iot,...          

D. Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi có cực.

Đáp án: D

Giải thích:

Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzen, cacbon tetraclorua…

Câu 6: Liên kết hoá học trong phân tử HCl là:

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực

C. Liên kết cộng hoá trị phân cực.

D. Liên kết cho - nhận

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phân tử HCl, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung để tạo nên một liên kết cộng hóa trị. Tuy nhiên, độ âm điện của Cl lớn hơn nên đôi electron chung bị lệch về phía nguyên tử clo.

→ Liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 7: Chọn phát biểu sai?

A. Phân tử NH3 có ba liên kết cộng hoá trị phân cực.

B. Phân tử NH3 bị phân cực.

C. Phân tử NH3 có ba liên kết cộng hoá trị không phân cực.

D. Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn một cặp electron lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết.

Đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron của N là: 1s22s22p3, của H là 1s1.

Khi hình thành phân tử, nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử H 1 electron và mỗi nguyên tử H góp chung với nguyên tử N 1 electron tạo ra 3 liên kết cộng hóa trị N-H.

Độ âm điện của N lớn hơn của H nên liên kết N-H bị phân cực. Phân tử NH3 có cấu tạo dạng tháp.

→ Phân tử NH3 bị phân cực và trên nguyên tử N còn 1 cặp electron lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết.

Câu 8: Dãy chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?

A. HCl, N2, NaBr.

B. N2, NaBr, HCl.

C. N2, HCl, NaBr.

D. NaBr, N2, HCl.

Đáp án: D

Giải thích:

NaBr là hợp chất ion, N2 là hợp chất cộng hóa trị không phân cực và HCl là hợp chất cộng hóa trị có cực.

→ Thứ tự tăng dần sự phân cực liên kết là: N2, HCl, NaBr.

Câu 9: Cho 2 nguyên tố: X (Z= 20), Y (Z =17). Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là?

A. XY: Liên kết cộng hóa trị    

B. XY2: Liên kết ion.

C. X2Y: Liên kết ion

D. X2Y3: Liên kết cộng hóa trị.

Đáp án: B

Giải thích:

X có Z = 20 → X là canxi

→ kim loại mạnh

Y có Z = 17 → Y là clo

→ phi kim điển hình

→ Hợp chất tạo thành giữa X và Y

     là XY2 hay CaCl2.

→ Liên kết trong CaCl2 là liên kết ion.

Câu 10: Cho biết độ âm điện của O là 3,44 và của H là 2,2. Liên kết trong phân tử H2O là liên kết gì?

A. Ion

B. Cộng hóa trị không phân cực

C. Cộng hóa trị phân cực

D. Cho – nhận.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiệu độ âm điện giữa

O và H = 3,44 – 2,2 = 1,24

Mà 1 < 1,24 < 1,7 → Liên kết trong phân tử H2O là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 11: Hợp chất nào dưới đây có cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion trong phân tử?

A. H2S

B. Al2O3

C. NaOH

D. Na2O

Đáp án: C

Giải thích:

H2S chỉ có liên kết cộng hóa trị.

Al2O3 và Na2O chỉ có liên kết ion.

NaOH gồm liên kết ion giữa Na+OH, liên kết cộng hóa trị giữa O và H.

Câu 12: Số liên kết đơn trong phân tử CH4 là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Cấu hình electron của C là: 1s22s22p4, của H là 1s1. Khi hình thành phân tử, nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử H 1 electron và mỗi nguyên tử H góp chung với nguyên tử C 1 electron tạo ra 4 liên kết cộng hóa trị C-H.

→ Có 4 liên kết đơn.

Câu 13: Cho các phân tử: HBr, HCl, Br2, CO2, H2O. Có bao nhiêu phân tử phân cực?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

- Br2 là phân tử không phân cực.

- Liên kết trong các phân tử HBr, HCl, CO2 và H2O là liên kết cộng hóa trị có cực nhưng phân tử CO2 cấu tạo thẳng nên phân tử này không phân cực.

→ Có 3 phân tử phân cực là HBr, HCl và H2O.

Câu 14: Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện (Δχ).

Nếu 0,4Δχ<1,7 thì loại liên kết này là gì?

A. Liên kết cộng hóa trị có cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không cực.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết hiđro.

Đáp án: A

Giải thích:

- Để xác định xem liên kết có phải liên kết cộng hóa trị không ta xét hiệu độ âm điện (Δχ) giữa hai nguyên tố.

+ 0Δχ<0,4 → liên kết cộng hóa trị không cực.

+ 0,4Δχ<1,7→ liên kết cộng hóa trị có cực.

+ Δχ1,7→ liên kết ion.

Câu 15: Dãy nào sau đây, gồm các hợp chất mà phân tử đều không bị phân cực?

A. HBr, CO2, CH4

B. HCl, C2H2, CH4

C. NH3, Br2, C2H4

D. Cl2, CO2, C2H2

Đáp án: D

Giải thích:

- Để xác định xem liên kết có phải liên kết cộng hóa trị không ta xét hiệu độ âm điện (Δχ) giữa hai nguyên tố.

+ 0Δχ<0,4→ liên kết cộng hóa trị không cực.

+ 0,4Δχ<1,7→ liên kết cộng hóa trị có cực.

+ Δχ1,7→ liên kết ion.

→ Các kết luận sau:

- Các liên kết H và Cl, H và Br và N và H là liên kết cộng hóa trị có cực.

- Liên kết giữa C và O, C và H là liên kết cộng hóa trị có cực nhưng phân tử CO2,

C2H2 lại không phân cực do hai phân tử này cấu tạo thẳng.

- Cl2 là hợp chất cộng hóa trị không cực vì hai nguyên tử clo giống nhau đã góp chung electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm gần nhất.

Câu 16: Công thức cấu tạo đúng của CO2 là :

A. O – C = O 

B. O = CO

C. O = CO

D. O = C = O

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở giữa hai nguyên tử O và nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron, mỗi nguyên tử O sẽ bỏ ra 2 electron để góp chung với nguyên tử C tạo ra 2 liên kết đôi.

→ Công thức cấu tạo của CO2 là O = C = O.

Câu 17: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng:

A. nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

B. nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

D. tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

Đáp án: C

Giải thích:

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

Câu 18: Phân tử không phân cực là

A. H2O

B. HCl

C. CO2

D. Na2O

Đáp án: C

Giải thích:

- Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở giữa hai nguyên tử O và nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron, mỗi nguyên tử O sẽ bỏ ra 2 electron để góp chung với nguyên tử C tạo ra 2 liên kết đôi.

- Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.

→ Hai liên kết đôi phân cực (C = O) triệt tiêu nhau.

→ Phân tử CO2 không bị phân cực.

Câu 19: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nếu cặp electron chung nằm giữa hai nguyên tử, ta có liên kết cộng hóa trị có cực.

B. Nếu cặp electron chung chuyển về một nguyên tử, ta sẽ có liên kết cộng hóa trị có cực.

C. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

D. Nếu cặp electron chung lệch về một phía của nguyên tử, ta có liên kết cộng hóa trị có cực.

Đáp án: D

Giải thích:

A sai. Nếu cặp electron nằm giữa hai nguyên tử, ta có liên kết cộng hóa trị không cực.

B sai. Nếu cặp electron chung chuyển về một nguyên tử, ta sẽ có liên kết ion.

C sai. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

D đúng.

Câu 20: Phân tử chất nào chứa liên kết ba?

A. N2

B. Cl2

C. I2

D. HCl

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức cấu tạo của N­2 là NN.

Câu 21: Nguyên tử A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là , nguyên tử B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3. Công thức của hợp chất giữa A và B là:

A. AB5

B. A5B

C. AB3

D. A3B

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 1s1→ A là H.

Nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3→ B là N.

→ Công thức giữa A và B là A3B (NH­3).

Câu 22: Cấu trúc phân tử nào sau đây không có dạng thẳng?

A. H2

B. N2

C. CO2

D. H2O

Đáp án: D

Giải thích:

Phân tử nước có cấu tạo hình chữ V.

 

Câu 23: Cho các chất sau: MgO, Al2O3, CO2, HCl, SO2, HNO3, Na2O, Cl2, H2, NaCl. Số chất có liên kết cộng hóa trị là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: C

Giải thích:

Các chất có liên kết cộng hóa trị là: CO2, HCl, SO2, HNO3, Cl2 và H2.

Câu 24: Cho độ âm điện của một số nguyên tố: H = 2,20; O = 3,44; Cl = 3,16; K = 0,82; N = 3,04. Dựa vào hiệu độ âm điện, phân tử nào được hình thành từ liên kết hóa trị?

A. K2O

B. KCl

C. HCl

D. K3N

Đáp án: C

Giải thích:

- Để xác định xem liên kết có phải liên kết cộng hóa trị không ta xét hiệu độ âm điện (Δχ) giữa hai nguyên tố.

+ 0Δχ<0,4→ liên kết cộng hóa trị không cực.

+ 0,4Δχ<1,7→ liên kết cộng hóa trị có cực.

+ Δχ1,7→ liên kết ion.

A. K2O: Δχ=3,44−0,82=2,62 

→ Liên kết ion.

B. KCl:Δχ=3,160,82=2,34 

→ Liên kết ion.

C. HCl: Δχ=3,162,2=0,96 

→ Liên kết cộng hóa trị có cực.

D. K3N: Δχ=3,040,82=2,22

→ Liên kết ion.

Câu 25: Cho các phân tử sau đây: HCl, AlCl3, CaCl2, MgCl2. Các phân tử có liên kết cộng hóa trị là:

A. AlCl3 và HCl.

B. HCl và CaCl2.

C. HCl và MgCl2.

D. AlCl3 và CaCl2.

Đáp án: A

Giải thích:

- Phân tử có liên kết cộng hóa trị là AlCl3 và HCl.

- CaCl2 và MgCl2 có liên kết ion.

Câu 26: Hợp chất có liên kết đôi (2 cặp electron dùng chung) trong phân tử là:

A. H2

B. O2

C. N2

D. HCl

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức cấu tạo của các phân tử là:

HH , O=O, NN, HCl .

Câu 27: Cho các phân tử sau: H2O (1), NaCl (2), NH3 (3), H2S (4). Độ phân cực của các liên kết tăng dần theo thứ tự nào sau đây:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (4), (3), (1), (2).

C. (4), (3), (2), (1).

D. (1), (3), (4), (2).

Đáp án: B

Giải thích:

Hiệu độ âm điện càng lớn thì liên kết càng phân cực.

→ Độ phân cực của các liên kết tăng dần theo thứ tự: (4), (3), (1), (2).

Câu 28: Phân tử nào sau đây không được hình thành từ liên kết cộng hóa trị?

A. Cl2

B. NH3

C. KCl

D. H2O

Đáp án: C

Giải thích:

K và Cl là kim loại điển hình và phi kim điển hình

→ Liên kết được hình thành là liên kết ion.

Câu 29: Phân tử nào sau đây được hình thành bằng liên kết cộng hóa trị có cực?

A. N2

B. H2

C. Cl2

D. H2O

Đáp án: D

Giải thích:

- N2, H2 và Cl2 được hình thành bằng liên kết cộng hóa trị không cực.

- H2O được hình thành bằng liên kết cộng hóa trị có cực. Đôi electron lệch về phía nguyên tử O.

Câu 30: Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử 8, nguyên tử Y nằm cùng nhóm với X và ở chu kì kế tiếp với chu kì của nguyên tố X. Xác định liên kết hình thành giữa X và Y.

A. Liên kết kim loại.

B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hóa trị.

D. Liên kết Van Der Waals.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử 8

→ X có 8 electron.

→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p4

→ X thuộc chu kì 2, nhóm VIA → X là O.

→ Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA → Y là S.

→ Hợp chất giữa X và Y có thể là SO2 hoặc SO3.

→ Cả hai chất này đều tạo bởi liên kết cộng hóa trị.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử có đáp án

Trắc nghiệm Hóa trị và số oxi hóa có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Liên kết hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án

Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án

1 29,107 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: