Trắc nghiệm Luyện tập: Thành phần nguyên tử có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 2573 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử

Bài giảng Hóa 10 Bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và nơtron.

B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. 

C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân.

D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.

Đáp án: A

Giải thích:

Hạt nhân nguyên tử đồng vị H11 không có nơtron mà chỉ có 1 proton.

Câu 2: Nguyên tử X có chứa 13 hạt electron và 14 hạt nơtron. Kí hiệu của nguyên tử X là:

A. X1314

B. X2713

C. X1327

D. X1427

Đáp án: C

Giải thích:

Số khối A = 13 + 14 = 27

→ Kí hiệu của nguyên tử X là X1327.

Câu 3: Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết rằng, trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron)?

A. N2O.

B. Na2O.

C. Cl2O.

D. K2O.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử oxi có 8 proton → có 8 electron.

Gọi số hạt proton, electron và nơtron của R là p, e và n.

Ta có:

p=e2.(p+e+n)+8+8+8=92(2p+2e+8+8)(2n+8)=28p=e=11n=12A=p+n=23

→ R là Na

→ Oxit X là Na2O

Câu 4: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối lượng. Biết rằng trong phân tử Z, tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là

A. cacbon.

B. oxi.

C. lưu huỳnh.

D. magie.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong phân tử Z, có 22 proton

→ Có 22 electron

→ Số khối A = số proton + số nơtron

     = 66 – 22 = 44

Gọi số khối của X, Y lần lượt là AX và AY.

AX+2AY=442AY44=0,7273AX=12AY=16

→ Nguyên tố Y là oxi.

Câu 5: Trong tự nhiên, tìm được hai đồng vị của nguyên tố X. Khảo sát cho thấy, cứ 100 nguyên tử của X thì có 73 nguyên tử  X63 . Tính số khối của đồng vị còn lại? Biết rằng, nguyên tử khối trung bình của X là 63,546.

A. 64

B. 65

C. 66

D. 67

Đáp án: B

Giải thích:

Đồng vị còn lại là XA .

63,546=73.63+(10073).A100A=65

Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Tôm-xơn (Thomson) đã đề xuất mô hình nguyên tử, trong đó hạt nhân chỉ chứa các hạt proton và nơtron.

B. Hạt nơtron không mang điện, nó được tạo thành bởi sự kết hợp một hạt proton và một hạt electron.

C. Khối lượng của electron bằng khoảng 1/2000 khối lượng của proton.

D. Đồng vị của iot được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp.

Đáp án: D

Giải thích:

A. sai vì mô hình của Thomson mô tả các nguyên tử của các nguyên tố bao gồm một số hạt nhân điện tích âm được bao bọc quanh đám mây tích điện dương.

B. sai hạt nơtron không mang điện và nó là hạt

C. sai vì

memp=9,1094.10311,6726.10270,0005446 >12000

D. đúng.

Câu 7: Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. A là

A. Ar18

B. Ne10

C. F9

D. O8

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hạt proton, electron và nơtron của A là p, e và n.

p+e+n=28p+e=1,8np=ep=e=9n=10

A  F919

Câu 8: Thực nghiệm chỉ ra rằng các nguyên tử bền có tỉ lệ số nơtron/số proton nằm trong khoảng 1 ≤ NZ ≤ 1,5 (trừ trường hợp nguyên tử H). Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 13. X là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?

A. liti

B. beri

C. cacbon

D. nitơ

Đáp án: B

Giải thích:

Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 13

2Z+N=13N=132Z

Mà 1 ≤ NZ ≤ 1,5

→ 1132ZZ1,5

→ 3,71Z4,33Z=4

→ Z là nguyên tử của nguyên tố beri.

Câu 9: Ở 20Co  khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3. Trong tinh thể Au, các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích toàn khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng mol của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 20  là:

A. 1,28.10-8 cm.

B. 1,44.10-8 cm.

C. 1,59.10-8 cm.

D. 1,75.10-8 cm.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính trong 1 cm3 tinh thể.

Số nguyên tử vàng là:

N=19,32196,97.6,02.1023=590,477.1020 (nguyên tử)

Thể tích của 1 nguyên tử vàng là:

V=1.75%590,477.1020=12,7015.1024cm3

Bán kính nguyên tử vàng là:

r=3V4π3=3.12,7015.10244.3,143=1,44.108cm

Câu 10: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 52 hạt. Tính số nơtron của nguyên tố X, biết số khối là 35?

A. 20

B. 18

C. 17

D. 34

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e và n.

Ta có:

p+e+n=52p+n=35p=ep=e=17n=18

Câu 11: Nguyên tử đồng có kí hiệu là Cu2964. Số hạt proton, nơtron và electron lần lượt là

A. 29, 29 và 29.

B. 29, 29 và 35.

C. 29, 35 và 29.

D. 35, 29 và 29.

Đáp án: C

Giải thích:

Số proton = số hiệu nguyên tử Z = 29

→ số electron = số proton = 29.

Số nơtron = số khối – số proton  = 64 – 29 = 35

Câu 12: Đồng có hai đồng vị C63u(69,1%) và C65u. Nguyên tử khối trung bình của đồng là:

A. 64,000

B. 63,542

C. 64,382

D. 63,618

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tử khối trung bình của đồng là:

M¯Cu=63.69,1+65.(10069,1)100=63,618

Câu 13: Nguyên tử Ca có 20 nơtron và 20 proton. Số hiệu nguyên tử của Ca là:

A. 20

B. 16

C. 31

D. 40

Đáp án: A

Giải thích:

Số hiệu nguyên tử Z = số proton = 20

 

Câu 14: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Tính số electron trong A?

A. 12

B. 24

C. 13

D. 6

Đáp án: A

Giải thích:

Hạt nhân nguyên tử gồm có proton và nơtron.

Số proton = 24 – 12 = 12

→ Số electron = 12.

Câu 15: Trong nguyên tử A, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Tổng số hạt cơ bản trong A là bao nhiêu?

A. 13

B. 40

C. 27

D. 14

Đáp án: B

Giải thích:

Số hạt mang điện tích dương là 13

→ số proton = 13

→ số electron = 13

Số hạt không mang điện là 14

→ số nơtron = 14

→ Tổng số hạt cơ bản là: 13 + 13 + 14 = 40

Câu 16: Tổng số hạt mang điện trong hợp chất XY là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 8. Số proton của A và B lần lượt là:

A. 22 và 18.

B. 12 và 8.

C. 20 và 8.

D. 12 và 16.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số proton của nguyên tử A và B lần lượt là a và b.

→ Số electron của nguyên tử A và B lần lượt là a và b.

a+a+b+b=40(a+a)(b+b)=8a=12b=8

Câu 17: Trong nguyên tử A, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong A là bao nhiêu?

A. 13

B. 15

C. 27

D. 14

Đáp án: A

Giải thích:

Số electron = số proton = 13

 

Câu 18: Nguyên tử Y có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 115. Trong hạt nhân nguyên tử, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 15. Số khối của nguyên tử X là:

A. 80

B. 105

C. 70

D. 35

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số hạt proton, nơtron, electron lần lượt là p, n và e.

p=ep+e+n=115np=10p=e=35n=45

→ Số khối A = số proton + số nơtron = 80

Câu 19: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết:

A. số khối A

B. nguyên tử khối của nguyên tử

C. số hiệu nguyên tử Z

D. Số khối và số hiệu nguyên tử Z

Đáp án: D

Giải thích:

Kí hiệu nguyên tử tổng quát của nguyên tố X là XZA

→ Cho biết số khối và số hiệu nguyên tử Z.

Câu 20: Tổng số hạt cơ bản (proton, electron và nơtron) trong nguyên tử của nguyên tố X là 115 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Nguyên tố X là:

A. Brom

B. Canxi

C. Clo

D. Sắt

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số hạt proton, nơtron, electron lần lượt là p, n và e.

p=ep+e+n=115p+en=25p=e=35n=45

→ A = 35 + 35 = 80 (Br)

Câu 21: Trong nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 34. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của X là:

A. 11.

B. 23.

C. 12.

D. 17.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron lần lượt là p, n và e.

p=ep+e+n=34p+en=10p=e=11n=12

→ số hiệu nguyên tử Z = số proton = 11.

Câu 22: Nguyên tố Z có 2 đồng vị X và Y, hạt nhân đồng vị X có 35 hạt proton và 44 hạt nơtron. Hạt nhân đồng vị Y có số hạt nơtron nhiều hơn X 2 hạt. Đồng vị Y có số proton và số nơtron lần lượt là:

A. 35 và 46

B. 35 và 44

C. 44 và 46

D. 44 và 44

Đáp án: A

Giải thích:

Do X và Y là hai đồng vị của nguyên tố Z

→ cả hai có cùng số proton là 35.

Số nơtron của đồng vị Y là 44 + 2 = 46.

Câu 23: Số electron và số nơtron có trong nguyên tử kali ( K1939) lần lượt là

A. 19 và 20

B. 20 và 19

C. 19 và 39

D. 20 và 39

Đáp án: A

Giải thích:

Số proton = số hiệu nguyên tử Z = 19

Số khối = số proton + số nơtron → số nơtron = 39 – 19 = 20

Câu 24: Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị là và , trong đó chiếm 73,0% số nguyên tử. Tính % khối lượng của trong hợp chất CuO? Biết rằng, nguyên tử trung bình của oxi là 15,999u.

A. 57,82%

B. 22,06%

C. 21,38%

D. 59,65%

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tử khối trung bình của đồng là:

A¯Cu=63.73+65.(10073)100=63,54

Phần trăm về khối lượng của trong hợp chất CuO là:

%m=1.0,73.631.(63,54+15,999).100%        =57,82%

Câu 25: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

A. số proton và điện tích hạt nhân.

B. số khối A và số nơtron.

C. số proton và số electron.

D. số khối A và điện tích hạt nhân.

Đáp án: D

Giải thích:

Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối đặc trưng cho hạt nhân cũng như đặc trưng cho nguyên tử.

Câu 26: Tổng số hạt nơtron, proton và electron trong nguyên tử O816 là?

A. 19

B. 24

C. 16

D. 8

Đáp án: B

Giải thích:

Số proton = số hiệu nguyên tử = 8

→ số electron = 8

Số proton + số nơtron = số khối = 16

Số proton + số nơtron + số electron = 24

Câu 27: Số electron có trong nguyên tử đồng (Z = 29) là:

A. 39

B. 29

C. 19

D. 17

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử đồng có Z = 29

→ số electron = 29

Câu 28: Tổng số hạt nơtron và proton trong nguyên tử Cu2964 là?

A. 29

B. 64

C. 93

D. Số khác.

Đáp án: B

Giải thích:

Số proton + số nơtron = số khối = 64

Câu 29: Nguyên tử trung bình của nguyên tố Cu là 63,5. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị là Cu63 Cu65 trong tự nhiên. Tỉ lệ phần trăm đồng vị Cu65 là:

A. 50%

B. 75%

C. 25%

D. 90%

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi tỉ lệ phần trăm của đồng vị Cu65 là a %

63,5=65a+63.(100a)100a=25%

Câu 30: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị tự nhiên là B11 và BA , biết đồng vị B11 chiếm 80%, đồng vị BA chiếm 20%. Tính số khối của đồng vị BA, cho biết nguyên tử khối trung bình của nguyên tố B là 10,8.

A. 10

B. 9

C. 12

C. 13

Đáp án: A

Giải thích:

10,8=11.80+A.20100A=10

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Cấu hình electron có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có đáp án

1 2573 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: