Trắc nghiệm Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 1313 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Bài giảng Hóa 10 Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Câu 1: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?

A. Nguyên tố s.             

B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố d.

D. Nguyên tố f.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron lần lượt là p, n và e.

Ta có:

p+e+n=40np=1p=ep=e=13n=14

→ Sự phân bố electron trên các lớp 2/8/3

→ Nguyên tố p.

Câu 2: Cho hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12 và 28. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X và Y có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

B. X và Y cùng là các kim loại.

C. X và Y đều là các nguyên tố s.

D. Y có nhiều hơn X một lớp electron.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự phân bố electron trên các lớp của X là: 2/8/2.

Sự phân bố electron trên các lớp của Y là: 2/8/16/2

- X, Y đều là kim loại.

- X là nguyên tố s, Y là nguyên tố d.

- X có 3 lớp electron, Y có 4 lớp electron.

→ Y có nhiều hơn X 1 lớp electron.

- X và Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 3: Một nguyên tử có 14 electron. Số electron ở phân lớp p của nguyên tử này là

A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 8.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự phân bố electron trên các lớp là: 2/8/4

→ Có 6 elcectron p ở phân lớp 2p và 2 electron p ở phân lớp 3p

→ Có tổng 8 electron nằm trên phân lớp p.

Câu 4: Số electron tối đa trong lớp M và N lần lượt là:

A. 8, 18

B. 18, 32

C. 8, 72

D. 18, 72.

Đáp án: B

Giải thích:

Số electron tối đa của lớp n là: 2.n2

Lớp M (lớp thứ 3) → n = 3

→ Số electron tối đa của lớp M là: 2.32=18

Lớp N (lớp thứ 4) → n = 4

→ Số electron tối đa của lớp N là: 2.42=32

Câu 5: Các electron của nguyên tử X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là?

A. 7

B. 9                               

C. 15                   

D. 17

Đáp án: D

Giải thích:

Tổng số electron của lớp thứ 1 + 2 là 10 electron.

→ Tổng số electron của nguyên tử X là 17 electron.

→ Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là 17.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là

A. 1+.

B. 2+.

C. 3+.

D. 4+.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự phân bố electron trên các lớp của X là: 2/8/3

→ Lớp ngoài cùng có 3 electron

→ Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là 3+.

Câu 7: Cho cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p4 nguyên tử X có số e lớp ngoài cùng là:

A.

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: B

Giải thích:

Lớp ngoài cùng là lớp thứ 3

→ Số electron lớp ngoài cùng là 6.

Câu 8: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

- Mức năng lượng của các lớp tăng dần từ 1 đến 7.

+ Lớp đầu tiên là lớp K có năng lượng thấp nhất.

+ Lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

+ Các electron của cùng 1 phân lớp thì có mức năng lượng bằng nhau, lớp K chỉ có 1 phân lớp là 1s

→ các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.

Câu 9: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp.

B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.

C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.

D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp.

Đáp án: B

Giải thích:

- Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau thì được xếp thành 1 lớp.

- Các electron có mức năng lượng bằng nhau thì được xếp thành 1 phân lớp.

Câu 10: Ứng với lớp M (n = 3) có bao nhiêu phân lớp?

A. 3

B. 4

C. 6

D. 9

Đáp án: A

Giải thích:

Lớp M (n = 3) → Lớp M có 3 phân lớp là 3s, 3p và 3d.

Câu 11: Một lớp có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d và 4f. Lớp này là lớp nào?

A.

B. L  

C.

D. N

Đáp án: D

Giải thích:

Lớp N là lớp thứ 4 có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d và 4f.

Câu 12: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 8.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tử có 3 lớp electron → Số electron s max là 6 mà phân lớp 2p chứa 6 electron → Số electron p = Số electron s = 6

→ Lớp thứ 3 chỉ chứa 3s2.

→ Có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 13: Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Đáp án: B

Giải thích:

Sự phân bố electron trên các lớp của nguyên tử là: 2/8/7

→ Có 5 phân lớp electron trong nguyên tử: 1s, 2s, 2p, 3s và 3p.

Câu 14: Cho cấu hình electron của nguyên tử X:1s22s22p63s23p5 . Số electron lớp ngoài cùng là:

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Đáp án: C

Giải thích:

Lớp ngoài cùng là lớp thứ 3 → có 7 electron lớp ngoài cùng.

Câu 15: Cho các nguyên tử: X1123,Y1939,Z1327.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số electron trên phân lớp s của Z lớn hơn số electron trên phân lớp s của Y.

B. X, Y, Z có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

C. Tổng số electron trên phân lớp s của X và Z bằng nhau.

D. Tổng số electron p của Y là lớn nhất

Đáp án: D

Giải thích:

Sự phân bố electron trên các lớp của X là: 2/8/1.

→ có 6 electron p, 5 electron s

Sự phân bố electron trên các lớp của Y là: 2/8/8/1.

→ có 12 electron p, 7 electron s

Sự phân bố electron trên các lớp của Z là: 2/8/3 .

→ có 7 electron p, 6 electron s

→ Tổng số electron trên phân lớp p của Y là lớn nhất.

Câu 16: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s.

B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.

C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12.

D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự phân bố electron là 2/8/18/5

Lớp K không có electron p

Lớp L có 6 electron p

Lớp M có 6 electron p

Lớp N có 3 electron p

→ Tổng số electron p là 15.

Câu 17: Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?

A. X1632

B. Y1840

C. Z818

D. T2452

Đáp án: B

Giải thích:

Sự phân bố electron trên các lớp của X, Y, Z, T lần lượt là: 2/8/6, 2/8/8, 2/6 và 2/8/14/2.

→ Y có 8 electron lớp ngoài cùng.

Câu 18: Cho nguyên tử X có Z = 16. Nguyên tử X có số electron lớp ngoài cùng là:

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Đáp án: B

Giải thích:

Z = 16 → X có 16 electron.

→ 16 electron phân bố vào các lớp là 2/8/6.

→ Y có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 19: Số electron tối đa trong phân lớp d và f lần lượt là:

A. 2 và 8. 

B. 8 và 10.

C. 10 và 14.

D. 14 và 22.

Đáp án: C

Giải thích:

Số electron tối đa trong phân lớp d và f lần lượt là 10 và 14.

Câu 20: Trong các phân lớp sau, phân lớp nào chưa bão hoà?

A. 3p6

B. 4f14 

C. 5s2

D. 3d6

Đáp án: D

Giải thích:

Phân lớp d bão hòa khi chứa 10 electron.

Câu 21: Hãy cho biết lớp N là lớp thứ mấy?

A. 4.

B. 3.

C. 6.

D. 5.

Đáp án: A

Giải thích:

Lớp N là lớp thứ 4.

Câu 22: Cho nguyên tử X có Z = 18, nguyên tử X có số electron lớp ngoài cùng là:

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Đáp án: D

Giải thích:

Z = 18 → có 18 electron.

→ 18 electron phân bố vào các lớp là 2/8/8

→ X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 23: Số electron tối đa trong lớp N và O lần lượt là:

A. 8, 18.

B. 18, 32.

C. 32, 50.

D. 18, 50.

Đáp án:

Giải thích:

Số electron tối đa của lớp n là:

Lớp N (lớp thứ 4) → n = 4

→ Số electron tối đa của lớp N là:2.42=32

Lớp O (lớp thứ 5) → n = 5

→ Số electron tối đa của lớp M là:2.52=50

Câu 24: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp bão hoà:

A. s1, p3, d7, f12             

B.  s2, p6, d10, f14 

C. s2, d5, d9, f13

D. s2, p6, d10, f12

Đáp án: B

Giải thích:

Phân lớp s bão hòa khi chứa 2 electron.

Phân lớp p bão hòa khi chứa 6 electron.

Phân lớp d bão hòa khi chứa 10 electron.

Phân lớp f bão hòa khi chứa 14 electron.

Câu 25: Một nguyên tử X có 15 electron, nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự phân bố electron trên các lớp là 2/8/5

→ X có 3 lớp electron.

Câu 26: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9. Trong nguyên tử flo, số electron ở mức năng lượng cao nhất là

A. 2.

B. 5.

C. 9.

D. 11.

Đáp án: B

Giải thích:

Số electron của flo phân bố trên các lớp như sau: 2/7

→ Electron có mức năng lượng cao nhất ở phân lớp 2p.

→ Có 5 electron ở mức năng lượng cao nhất.

Câu 27: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 3 electron. Số proton của nguyên tử X là

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16.

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng số electron của hai lớp đầu tiên là 10. Mà lớp thứ 3 có 3 electron → Tổng số electron của X là 13.

→ Số proton = 13.

Câu 28: Hạt nhân nguyên tử X chứa 20 nơtron và 19 proton. Số khối của nguyên tử X là

A. 19.

B. 20.

C. 39.

D. 40.

Đáp án: C

Giải thích:

Số khối A = Số proton + số nơtron = 39

Câu 29: Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào:

A. phân lớp s

B. phân lớp d

C. phân lớp f

D. phân lớp p

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp d.

Câu 30: Phân lớp nào khi bão hòa có số electron là nhiều nhất?

A. Phân lớp s                          

B. Phân lớp p                          

C. Phân lớp d                                    

D. Phân lớp f

Đáp án: D

Giải thích:

Phân lớp s bão hòa khi chứa 2 electron.

Phân lớp p bão hòa khi chứa 6 electron.

Phân lớp d bão hòa khi chứa 10 electron.

Phân lớp f bão hòa khi chứa 14 electron.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Cấu hình electron có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn có đáp án

1 1313 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: