Trắc nghiệm Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 2,676 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Bài giảng Hóa 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.

B. Trong một chu kì nhỏ, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.

D. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

Đáp án: B

Giải thích:

A. sai vì trong một nhóm, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.

B. đúng.

C. sai vì khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton và notron.

D. sai vì không đúng với những nguyên tố nhóm B.

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình [Ne]3s23p5. Y là nguyên tố cùng nhóm với X và thuộc chu kì kế tiếp. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố cùng nhóm với X và Y đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5.

B. X và Y đều là những phi kim mạnh.

C. Khi nhận thêm 1 electron, X và Y đều có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng cạnh nó.

D. Cấu hình electron nguyên tử của Y là [Ar]4s24p5

Đáp án: D

Giải thích:

D sai vì cấu hình electron nguyên tử của Y là [Ar]3d104s24p5.

Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. Ô 24, chu kì 4, nhóm VIB           

B. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB 

C. Ô 29, chu kì 4, nhóm IB

D. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6

→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d64s2 .

→ Nguyên tử X có 26 electron, 4 lớp electron và 8 electron hóa trị.

→ X nằm ở ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

Câu 4: Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:

X1: 1s22s22p63s

X2: 1s22s22p63s23p64s

X3: 1s22s22p63s23p64s2 

X4: 1s22s22p63s23p

X5: 1s22s22p63s23p63d64s2  

X6: 1s22s22p63s23p4  

Các nguyên tố cùng một chu kì là:

A. X1, X3, X6        

B. X2, X3, X5        

C. X1, X2, X6        

D. X3, X4 

Đáp án: B

Giải thích:

Các nguyên tố cùng một chu kì → có số lớp electron là như nhau.

→ X1, X4, X6 thuộc chu kì 3 và X2, X3, X5 thuộc chu kì 4.

Câu 5: Nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc :

A. Chu kì 2, nhóm IIA. 

B. Chu kì 3, nhóm IIA.

C. Chu kì 2, nhóm IIIA.

D. Chu kì 3, nhóm IVA.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số hạt proton, notron là p, n.

→ Số hạt electron = số hạt proton = p

2p+n=131np1,53,71p4,33p=4

Cấu hình electron của X là: 1s22s2.

→ Có 2lớp electron và 2 electron lớp ngoài cùng.

→ X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.

Câu 6: Xác định cấu hình electron nguyên tử của X ? Biết rằng, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA.

A. 1s22s22p63s23p1

B. 1s22s22p63s23p64s2.

C. 1s22s22p63s23p63d34s2.

D. 1s22s22p63s23p63d104s24p1.  

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA

→ X có 4 lớp electron và có 3 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d104s24p1.

Câu 7: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự kim loại natri?

A. 12, 14, 22, 42

B. 4, 20, 38, 56

C. 3, 19, 37, 55

D. 5, 21, 39, 57

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự kim loại natri

→ các nguyên tố này thuộc cùng 1 nhóm với Na.

→ Cùng thuộc nhóm IA.

→ C thỏa mãn.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố Y nhận thêm 1 electron thì tạo thành ion Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Trong hạt nhân của Y có 10 nơtron. Tổng số hạt trong hạt nhân của Y là

A. 9

B. 16

C. 20

D. 19

Đáp án: D

Giải thích:

Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p6

→ Ion có 10 electron.

→ Nguyên tử Y có 9 electron.

→ Tổng số hạt trong hạt nhân của Y là 9 +10 = 19

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là

A. 18

B. 20

C. 38

D. 40

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình electron của X2+ là: 1s22s22p63s23p6

→ Ion X2+ có 18 electron.

→ Nguyên tử X có 20 electron.

→ Số hiệu nguyên tử của X là 20.

Câu 10: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?

A. 9, 11, 13

B. 20, 22, 24

C. 17, 18, 19

D. 3, 11, 19

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử là 20, 22, 24 thì cùng thuộc chu kì 4.

Câu 11: Dãy nào sau đây bao gồm các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn?

A. Li2,Ne10.

B. N7,Cl17.

C. Ar18,Fe26.

D. B5,P15.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A, ở hai chu kì liên tiếp

→ số hiệu nguyên tử hơn kém nhau 8 đơn vị hoặc 18 đơn vị và là nguyên tố s hoặc p.

→ A thỏa mãn.

Câu 12: Nguyên tố  X có cấu hình electron hóa trị là 4d25s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn?

A. chu kì 4, nhóm VB.

B. chu kì 5, nhóm IVB.

C. chu kì 5, nhóm IIA.

D. chu kì 4, nhóm IIA.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2

→ Có 5 lớp electron và có 4 electron hóa trị

→ Nguyên tố X thuộc chu kì 5, nhóm IVB.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có xu hướng nhường một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm gần nó nhất, nó có tính kim loại điểm hình. Vậy X có thể thuộc nhóm nào sau đây?

A. Nhóm khí hiếm.

B. Nhóm halogen.

C. Nhóm kim loại kiềm thổ. 

D. Nhóm kim loại kiềm. 

Đáp án: D

Giải thích:

Nhóm kim loại kiềm là nhóm IA, đây là các kim loại điển hình và có xu hướng nhường 1 electron khi tham gia liên kết.

Câu 14: Nhóm nào sau đây có tính phi kim và có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5:

A. Nhóm kim loại kiềm. 

B. Nhóm kim loại kiềm thổ. 

C. Nhóm halogen .

D. Nhóm khí hiếm.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tố nhóm halogen thuộc nhóm VIIA

→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5.

Câu 15: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của các nguyên tố là

A. sự biến đổi tuần hoàn của điện tích hạt nhân.

B. sự biến đổi tuần hoàn của số hiệu nguyên tử.

C. sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.

D. sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của các nguyên tố.

Câu 16: Các nguyên tố nhóm IA (trừ hiđro) có tính chất hóa học đặc trưng là:

A. phi kim. 

B. kim loại. 

C. ánh kim. 

D. khí hiếm.

Đáp án: B

Giải thích:

Các nguyên tố nhóm IA (trừ hiđro) là các kim loại điển hình, có xu hướng nhường 1 electron khi tham gia phản ứng → Có tính kim loại.

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có xu hướng nhận một electron để đạt cấu hình bền vững. Vậy X có thể thuộc nhóm nào sau đây? Biết rằng, nguyên tố X là một phi kim điển hình.

A. Nhóm kim loại kiềm . 

B. Nhóm khí hiếm.

C. Nhóm kim loại kiềm thổ. 

D.  Nhóm halogen.

Đáp án: D

Giải thích:

Các nguyên tố nhóm halogen (VIIA) là các phi kim điển hình, có xu hướng nhận 1 electron khi tham gia phản ứng.

Câu 18:  Nhận định nào sau đây sai khi nói về X ? Cho biết, nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4.

A. Hạt nhân nguyên tử của X có 16 proton.

B. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron.

C. X là nguyên tố thuộc nhóm IVA.

D. X là nguyên tố thuộc chu kì 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4

→ Lớp ngoài cùng (lớp thứ 3)

có 2 + 4 = 6 electron.

→ X là nguyên tố thuộc nhóm VIA.

Câu 19: Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen tồn tại ở dạng nào?

A. X.

B. X2.

C. X3.

D. X4.

Đáp án: B

Giải thích:

Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen gồm hai nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2.

Câu 20: Số electron hóa trị trong nguyên tử clo (Z = 17) là:

A. 5.

B. 7.

C. 3.

D. 1.

Đáp án: B

Giải thích:

Z = 17 → Có 17 electron

→ Cấu hình electron của clo là: 1s22s22p63s23p54s1.

→ Số electron hóa trị của clo là 7.

Câu 21: Nguyên tử crom nằm ở ô thứ 24 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? Crom thuộc:

A. nguyên tố s.

B. nguyên tố p.

C. nguyên tố d.

D. nguyên tố f.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tử crom nằm ở ô thứ 24 trong bảng tuần hoàn → có 24 electron.

→ Cấu hình electron của Cr là: .

→ Crom thuộc nguyên tố d.

Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron như sau: [Ar]3d64s2. Số electron lớp ngoài cùng là:

A. 2.

B. 6.

C. 8.

D. 10.

Đáp án: A

Giải thích:

Cấu hình electron: [Ar]3d64s2 → có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 23: Số nguyên tử có cùng electron hoá trị trong các nguyên tử sau: X16, Y15,Z24, T8 ?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Electron hóa trị là electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa.

- Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4.

→ Số electron hóa trị là 6.

- Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p3.

→ Số electron hóa trị là 5.

- Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s23p54s1

→ Số electron hóa trị là 6.

- Cấu hình electron của T là: 1s22s22p4.

→ Số electron hóa trị là 6.

→ X, Z, T có cùng electron hóa trị.

Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố nào có ba electron lớp ngoài cùng?

A. X11 .

B. Y12.

C. Z13.

D. T9.

Đáp án: C

Giải thích:

- Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s1.

→ Số electron lớp ngoài cùng là 1.

- Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s2.

→ Số electron lớp ngoài cùng là 2.

- Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s23p1.

→ Số electron lớp ngoài cùng là 3.

- Cấu hình electron của T là:  1s22s22p5.

→ Số electron lớp ngoài cùng là 7.

Câu 25: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Tổng số hạt mang điện có nguyên tử X là:

A. 6.

B. 9.

C. 12.

D. 24.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IVA

→ X có 2 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron X là: .

→ X có 6 electron → có 6 proton.

→ Tổng số hạt mang điện X = số proton + số electron = 12.

Câu 26: Nguyên tố M là nguyên tố nhóm A thuộc chu kì 4, số electron hoá trị của M là 2. Vậy M là :

A. K19

B. Cl17

C. Si14

D. Ca20

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tố M là nguyên tố nhóm A thuộc chu kì 4, số electron hoá trị của M là 2

→ Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p54s2

→ Số hiệu nguyên tử

Z = số electron = 20

→ M là Ca20.

Câu 27: Nguyên tố A ở chu kỳ 5, nhóm IB. Cấu hình electron của hai phân lớp ngoài cùng của A là:

A. 4p65s1

B. 5s25p5

C. 5s25p1

D. 4d105s1

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tố A ở chu kỳ 5, nhóm IB

→ có 5 lớp electron và có 1 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron của hai phân lớp ngoài cùng của A là: 4d105s1.

Câu 28: Nguyên tố X là một phi kim điển hình, có xu hướng nhận một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất và thuộc chu kì 4. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là :

A. 1s22s22p63s23p63d104s24p5

B. 1s22s22p63s23p64s24p5

C. 1s22s22p63s23p63d104s2

D. 1s22s22p63s23p64s2

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tố X là một phi kim điển hình, có xu hướng nhận một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất

→ X thuộc nhóm VIIA

→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d104s24p5.

Câu 29: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron phân lớp p của X là:

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA

→ có 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 5 electron.

→ Cấu hình electron của R là: 1s22s22p63s23p3.

→ Có 9 electron phân lớp p.

Câu 30: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố thuộc nhóm IIA và ở chu kì 3 là:

A. Fe26

B. Mg12

C. Na11

D. Al13

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tố thuộc nhóm IIA và ở chu kì 3

→ Có 3 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron là: 1s22s22p63s2.

→ Tổng số electron là 12.

→ Số hiệu nguyên tử Z = 12

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử có đáp án

Trắc nghiệm Hóa trị và số oxi hóa có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Liên kết hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án

Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án

1 2,676 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: