Trắc nghiệm Luyện tập: Liên kết hóa học có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 946 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học

Bài giảng Hóa 10 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học

Câu 1: Số oxi hóa của cacbon trong C, CO2, H2CO3, CO, Mg2C lần lượt là:

A. 0, -4, +4, +3, +4

B. 0, +4, +4, +3, -4

C. 0, +4, +4, +2, -4

D. 0, +4, -4, +3, +4.

Đáp án: C

Giải thích:

C0,C+4O2, H2C+4O3, C+2O, Mg2C4

Câu 2: Liên kết hóa học trong phân tử Cl2 là:

A. Liên kết cho – nhận

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết ion

D. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

Đáp án: B

Giải thích:

Mỗi nguyên tử clo góp chung 1 electron để dùng chung

→ liên kết trong phân tử Cl2 là cộng hóa trị không phân cực.

Câu 3: Dãy chỉ chứa các hợp chất có liên kết cộng hóa trị là:

A. BaCl2, NaCl, NO2     

B. SO2, CO2, Na2O

C. CaCl2, F2O, H2O

D. SO3, H2S, H2O

Đáp án: D

Giải thích:

BaCl2, NaCl, Na2O là hợp chất chứa liên kết ion

→ Loại A, B và C.

Câu 4: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?

A. Cr(OH)2.

B. Cr(OH)3.                     

C. CrO3.                       

D. Cr2O3.

Đáp án: C

Giải thích:

Cr+2(OH)2,Cr+3(OH)3,Cr+6O3,C+3r2O3.

Câu 5: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng:

A. một electron chung.   

B. một hay nhiều cặp electron chung.

C. một cặp electron góp chung.

D. sự cho nhận proton.

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 6: Điện hóa trị của nguyên tố O trong các hợp chất CaO là:

A. 2-

B. 2+

C. 1- 

D. 1+.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong hợp chất CaO, điện hóa trị của O là 2-.

Câu 7: Hợp chất nào dưới đây có cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion trong phân tử?

A. H2O  

B. Ba(OH)2

C. H2

D. Al2O3

Đáp án: B

Giải thích:

H2O và H2S chứa liên kết cộng hóa trị.

Al2O3 chứa liên kết ion.

Ba(OH)2 chứa liên kết ion giữa Ba2+ OH, liên kết cộng hóa trị giữa O và H.

Câu 8: Cộng hóa trị của oxi trong H2O là:

A. +1

B. -2 

C. 1  

D. 2

Đáp án: D

Giải thích:

Công thức cấu tạo của nước là HOH

→ nguyên tố O có cộng hóa trị 2.

Câu 9: Một hợp chất có công thức XY2 có tổng số hạt mang điện là 108. Nguyên tử của nguyên tố X nhiều hơn nguyên tử của nguyên tố Y 3 electron. Liên kết trong hợp chất XY2 là:

A. liên cộng hóa trị phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị không cực.

C. liên kết ion.

D. kim loại.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hạt electron của nguyên tử X và Y là a và b.

→ số hạt mang điện điện của nguyên tử X và Y là 2a và 2b.

2a+2.2b=108ab=3

a=20b=17

→ X là Ca, Y là Cl.

→ Liên kết trong phân tử CaCl2 là liên kết ion.

Câu 10: Dãy gồm các phân tử có cùng 1 kiểu liên kết là:

A. HCl, H2S, NaCl, N2O

B. Cl2, Br2, I2, NaCl       

C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3

D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl

Đáp án: C

Giải thích:

A. HCl, H2S, N2O chứa liên kết cộng hóa trị; NaCl chứa liên kết ion.

B. Cl2, Br2, I2 chứa liên kết cộng hóa trị; NaCl chứa liên kết ion.

C. đều chứa liên kết ion.

D. H2SO4, H3PO4, HCl chứa liên kết cộng hóa trị; MgO chứa liên kết ion.

Câu 11: Cho biết độ âm điện của O là 3,44 và của Si là 1,90. Dựa vào hiệu độ âm điện hãy xác định loại liên kết trong phân tử SiO2?

A. Cho – nhận.

B. Ion.

C. Cộng hóa trị không phân cực.     

D. Cộng hóa trị phân cực

Đáp án: D

Giải thích:

Hiệu độ âm điện giữa O và Si = 3,44 – 1,9 = 1,54

Mà 1< 1,54 < 1,7 → Liên kết trong phân tử SiO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 12: X, Y là những nguyên tố có đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 11, 17. Công thức và liên kết hợp chất tạo thành từ X và Y là

A. XY và liên kết cộng hóa trị.

B. X2Y và liên kết ion.

C. XY và liên kết ion.

D. XY2 và liên kết cộng hóa trị.

Đáp án: C

Giải thích:

ZX = 11 → X là Na → X là kim loại mạnh, điển hình, có khuynh hướng nhường 1 electron.

ZY = 17 → Y là Cl → Y là phi kim mạnh, điển hình, có xu hướng nhận 1 electron.

→ Hợp chất tạo thành giữa X và Y là NaCl. Đây là hợp chất ion do liên kết trong phân tử là liên kết ion.

Câu 13: Số oxi hóa của nhôm trong Al3+, Al(OH)3, Al2O3, Al lần lượt là:

A. 1, +2, +3, 0. 

B. +3, +3, +3, 0.

C. 2 ,+3, +3, 0.

D. +3, +1, +3, 0.

Đáp án: B

Giải thích:

Số oxi hóa của nhôm lần lượt là +3, +3, +3, 0.

Câu 14: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion:

A. bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất.

B. bằng điện tích của ion và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

C. bằng số đơn vị điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

D. bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

Đáp án: D

Giải thích:

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

Câu 15: Ion dương đơn nguyên tử có điện tích 1+ do nguyên tử:

A. nhận thêm 1 electron.

B. nhường đi 2 electron.

C. nhận thêm 2 electron.

D. nhường đi 1 electron.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên tử nhường 1 electron thu được ion dương có điện tích là 1+.

Câu 16: Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử

A. S2

B. Fe3+

C. OH

D. K+

Đáp án: C

Giải thích:

Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích âm hay dương.

OH là ion đa nguyên tử.

Câu 17: Công thức cấu tạo đúng của phân tử H2S là:

A. H=S=H

B. SHH

C.H=SH

D. HSH

Đáp án: D

Giải thích:

Công thức electron: 

Trắc nghiệm Luyện tập: Liên kết hóa học có đáp án – Hóa học lớp 10 (ảnh 3)

→ Công thức cấu tạo của H2S là HSH.

Câu 18: Số electron trong các ion H+1và S216 lần lượt là

A. 1 và 18.

B. 1 và 16.

C. 0 và 18.

D. 2 và 18

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tử H có 1 electron, khi nhường 1 electron tạo thành ion H+

→ Ion H+ không còn electron.

Nguyên tử S có 16 electron, khi nhận thêm 2 electron tạo thành ion S2

→ Ion S2 có 18 electron.

Câu 19: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do

A. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.

B. mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron.

C. NaNa++e ;Cl+eCl;Na++ClNaCl.

D. hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

Đáp án: C

Giải thích:

Các quá trình hình thành phân tử NaCl:

NaNa++e;Cl+e→Cl

Na++ClNaCl

Câu 20: Cho các phân tử: N2, SO2; H2 ; HBr; Cl2. Số phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

- Các phân tử chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là N2, H2 và Cl2.

- Các phân tử còn lại (SO2 và HBr) chứa liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 21: Một nguyên tử X sau khi nhận thêm 1 electron để hình thành ion , có tổng số electron là 18. Ion X là:

A. Br

B. K+

C. Cl

D. I

Đáp án: C

Giải thích:

Ion X có tổng số electron là 18

→ X có 17 electron

→ X nằm ở ô 17 trong bảng tuần hoàn.

→ X là nguyên tố clo.

→ Ion Cl

Câu 22: Trong phân tử CO2, tổng số các đôi electron dùng chung là:

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình electron của C (Z = 6) là: 1s22s22p2

→ lớp ngoài cùng có 4 electron.

Cấu hình electron của O (Z = 8) là: 1s22s22p4

→ lớp ngoài cùng có 6 electron.

Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở giữa 2 nguyên tử O và nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron, còn mỗi nguyên tử O góp chung với nguyên tử C hai electron tạo ra hai liên kết đôi.

→ Công thức cấu tạo: O = C = O.

→ Tổng có 4 đôi electron dùng chung.

Câu 23: Trong phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng:

A. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

B. nhận thêm electron.

C. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.

D. nhường bớt electron.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường bớt electron.

Câu 24: Chọn phát biểu sai về ion?

A. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

B. Ion dương gọi là cation và ion âm gọi là anion.

C. Ion là phần tử mang điện.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử góp chung electron.

Đáp án: D

Giải thích:

Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 25: Chọn phát biểu sai khi nói về phân tử CO2?

A. Liên kết trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị có cực.

B. Phân tử CO2 là hợp chất cộng hóa trị phân cực.

C. Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.

D. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.

Đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình electron của C (Z = 6) là: 1s22s22p2

→ lớp ngoài cùng có 4 electron.

Cấu hình electron của O (Z = 8) là: 1s22s22p4

→ lớp ngoài cùng có 6 electron.

Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở giữa 2 nguyên tử O và nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron, còn mỗi nguyên tử O góp chung với nguyên tử C hai electron tạo ra hai liên kết đôi.

→ Công thức cấu tạo: O = C = O.

Mà CO2 có cấu tạo thẳng nên 2 liên kết cộng hóa trị phân cực C và O bị triệt tiêu.

→ Phân tử CO2 là hợp chất cộng hóa trị không phân cực.

Câu 26: Trong phản ứng hóa học, nguyên tử kali không hình thành được:

A. ion kali.

B. anion K.

C. cation K+.

D. ion đơn nguyên tử kali.

Đáp án: B

Giải thích:

Kali là kim loại nhóm IA điển hình

→ Nguyên tử K có xu hướng nhường 1 electron để hình thành cation K+ (ion đơn nguyên tử).

Câu 27: Cho các phân tử sau: N2, Cl2, O2, CO2, HCl, H2O. Số phân tử mà trong cấu tạo chỉ có liên kết đơn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức cấu tạo của các phân tử:

NN,ClCl,O=O,O=C=O,HCl,HOH.

→ Có 3 phân tử chỉ có liên kết đơn.

Câu 28: Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Liên kết giữa R và oxi thuộc loại liên kết gì?

A. Liên kết cho – nhận.

B. Liên kết cộng hóa trị không cực.

C. Liên kết cộng hóa trị có cực.

D. Liên kết ion.

Đáp án: D

Giải thích:

Cation có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6

 → ion R+ có 10 electron.

→ Cấu hình electron của R là: 1s22s22p63s1.

→ R là kim loại K.

→ Liên kết giữa K và O là liên kết ion.

Câu 29: Dựa vào hiệu độ âm điện, xác định phân tử nào sau đây phân cực nhiều nhất?

A. HI

B. HBr

C. HCl

D. HF

Đáp án: D

Giải thích:

Hiệu độ âm điện càng lớn thì phân tử càng phân cực.

Δχ=|χHalogenχH|

Mà trong một nhóm từ F → I thì độ âm điện giảm dần.

ΔχH và F là lớn nhất.

→ Liên kết trong HF là phân cực nhất.

Câu 30: Để đạt cấu hình bền vững theo quy tắc bát tử, nguyên tử Ca cần:

A. nhận thêm 6 electron.

B. nhường 2 electron.

C. nhận thêm 2 electron.

D. nhường 1 electron.

Đáp án: B

Giải thích:

Ca có 20 electron → Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2

→ Để đạt cấu hình bền thì nguyên tử Ca cần nhường đi 2 electron.

Câu 31: Anion AB32 AB42 ion có tổng số electron lần lượt là 42 và 50. A phản ứng với B sinh ra chất C có dạng AB2. Liên kết trong C thuộc loại liên kết gì?

A. Liên kết kim loại.

B. Liên kết cộng hóa trị không cực.

C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

D. Liên kết ion.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số electron của A và B là x và y.

x+3y+2=42x+4y+2=50

x=16y=8

→ A là S, B là O.

→ C là SO2.

→ Liên kết trong SO2 là liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 32: Khi so sánh NH4+ và NH3, phát biểu nào không đúng?

A. Số oxi hóa của N đều là -3.

B. Phân tử NH3NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.

C. Trong NH3 và NH4+ , nitơ đều có cộng hóa trị 3.

D. Số oxi hóa của H đều là +1.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trong NH3, N có cộng hóa trị là 3.

- Trong NH4+, N có cộng hóa trị là 4.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa khử có đáp án

Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử có đáp án

Trắc nghiệm Thành phần nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị có đáp án

1 946 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: