Trắc nghiệm Luyện tập: Nhóm halogen có đáp án – Hóa lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 10 Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 10 Bài 26.

1 2,772 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen

Câu 1: Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường:

A. F2. 

B. Cl2.

C. Br2.  

D. I2.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở điều kiện thường F2, Cl2 ở thể khí; Br2 ở thể lỏng; I2 ở thể rắn.

Câu 2: Axit pecloric có công thức là:

A. HClO.                       

B. HClO2.                      

C. HClO3.                     

D. HClO4.

Đáp án: D

Giải thích:

Axit pecloric có công thức là HClO4.

Câu 3: Nước Giaven là hỗn hợp của

A. HCl và HClO.           

B. NaCl và NaClO.                 

C. KCl và KClO3.          

D. HCl và HClO3.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở điều kiện thường ta thu được nước Giaven:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 4: Nhỏ vào giọt X2 vào hồ tinh bột thấy hồ tinh bột chuyển màu xanh. Vậy X2 là:

A. F2.                            

B. Cl2.                                     

C. Br2.                                    

D. I2.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở nhiệt độ thường I2 có khả năng tạo hợp chất xanh tím với hồ tinh bột nên ta dùng I2 để nhận biết hồ tinh bột hoặc ngược lại.

Câu 5: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy:

A. Cả 4 dung dịch đều tạo kết tủa.

B. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.

C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.

D. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.

Đáp án: B

Giải thích:

NaF + AgNO3 → không phản ứng

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3

NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3

Câu 6: Phương trình điều chế clo (Cl2) trong công nghiệp là:

A. 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.                   

B. K2Cr2O7 +14HCl 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

C. KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O.                                          

D. 2NaCl + 2H2O dpnccmn2NaOH + Cl2 + H2.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong công nghiệp người ta điều chế Cl2 bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 (điện phân màng ngăn)

Câu 7: Chất có tính axit mạnh nhất trong cách axit sau là:

A. HF.                                                                                       

B. HCl.                                                                                     

C. HBr.                                                                                     

D. HI.

Đáp án: D

Giải thích:

Tính axit tăng dần từ trái sang phải: HF < HCl < HBr < HI

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế clo (Cl2) ta sử dụng phương trình hoá học:

A. MnO2 + 4HCltoMnCl2 + Cl2 + 2H2O.                                            

B. 2NaCl dpnc 2Na + Cl2.

C. 2NaCl + 2H2O dpnccmn2NaOH + Cl2 + H2.                                                 

D. F2 + 2NaCl 2NaF + Cl2.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học điều chế Cl2 trong PTN:

MnO2 + 4HCl toMnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 9: Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:

A. Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.

B. Hiđro clorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

C. Axit clohiđric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.

D. Axit clohiđric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.

Đáp án: C

Giải thích:

A đúng

B đúng vì khi hòa tan vào nước tạo dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

C sai vì HCl không hòa tan được Cu (đồng) mà chỉ hòa tan được các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của KL.

D đúng vì Cl- có khả năng nhường e thể hiện tính khử còn H+ có khả năng nhận e thể hiện tính oxi hóa.

Câu 10: Tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của phương trình: KMnO4 + HCl → … là:

A. 34.                            

B. 35.                            

C. 36.                            

D. 37.

Đáp án: B

Giải thích:

2KMnO4 + 16HClđặc 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Tổng hệ số tối giản của phương trình là: 2 + 16 + 2 + 2 + 5 + 8 = 35

Câu 11: Đặc điểm sau đây không phải là đặc điểm chung của các halogen:

A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.                                               

B. Đều có tính oxi hoá.

C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.                        

D. Khả năng tác dụng với H2O giảm dần từ F2 tới I2.

Đáp án: A

Giải thích:

A sai vì F2 và Cl2 ở dạng khí; Br2 dạng lỏng; I2 dạng rắn

B, C, D đúng

Câu 12: Trong thực tế, axit không thể đựng bằng lọ thuỷ tinh (thành phần chính là SiO2) là:

A. HF.                                    

B. HCl.                          

C. HBr.                         

D. HI.

Đáp án: A

Giải thích:

HF có thể hòa tan thủy tinh (thành phần chính là SiO2) nhờ phản ứng:

SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O

Câu 13: Cho phản ứng hoá học: Cl2 + SO2 + H2O → 2HCl + H2SO4. Trong đó, clo là:

A. chất oxi hoá.                                                    

B. chất khử.         

C. cả chất oxi hoá lẫn chất khử.                            

D. không phải chất oxi hoá hay chất khử.

Đáp án: A

Giải thích:

Số oxi hóa của clo giảm từ 0 xuống -1 sau phản ứng.

  Cl2 là chất oxi hóa

Câu 14: Phản ứng thường được dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:

A. H2 + Cl22HCl.                                                     

B. AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

C. NaCl(r) + H2SO4 (đ) to NaHSO4 + HCl.                          

D. BaCl2 + H2SO4 NaHSO4 + HCl

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HCl bằng cách cho tinh thể NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc:

NaCl(r) + H2SO4 (đ) t° NaHSO4 + HCl.  

Câu 15: Cho các phản ứng sau:

(1) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

(2) K2CO3 + 2HCl 2KCl + CO2 + H2O.

(3) MnO2 + 4HCltoMnCl2 + Cl2 + 2H2O.

(4) 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

(5) Fe + 2HCl FeCl2 + H2.

(6) 2HCl + CuO CuCl2 + H2O.

Số phản ứng HCl chỉ thể hiện tính oxi hoá là:

A. 1.                              

B. 2.                              

C. 3.                              

D. 6.

Đáp án: A

Giải thích:

Phản ứng HCl chỉ thể hiện tính oxi hoá là:

(5) Fe + 2HCl FeCl2 + H2.

Câu 16: Dung dịch NaCl bị lẫn NaI. Để làm sạch dung dịch NaCl có thể dùng:

A. AgNO3.                    

B. Br2.                           

C. Cl2.                                     

D. Hồ tinh bột.

Đáp án: C

Giải thích:

Dùng Cl2 sẽ có phản ứng:

          Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2

→ sau phản ứng chỉ có NaCl mà không có muối khác. I2 không tan trong nước, dễ thăng hoa cũng dễ lọc tách.

Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế Cl2 từ MnO2 và HCl, để tránh khí Cl2 thoát ra phòng, ta đậy nắp ống nghiệm bằng bông có tẩm chất nào sau đây là hợp lý nhất:

A. Dung dịch HCl.         

B. Dung dịch NaOH.               

C. Dung dịch NaCl.                 

D. Dung dịch H2O.

Đáp án: A

Giải thích:

Dùng bông tẩm NaOH để có phản ứng:

          2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O

Các muối này sẽ được giữ lại bởi bông nên không thoát ra ngoài.

Câu 18: Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?

A. Al2O3.                        

B. CaO.                                    

C. CuO.                                    

D. FeO.

Đáp án: B

Giải thích:

Giả sử oxit kim loại là R2On (n là hóa trị của R)     

                R2On + 2nHCl 2RCln + nH2O

(g)         (2R+16n)            2.(R + 35,5n)

(g)              5,6                  11,1

→ 11,1.(2R + 16n) = 5,6.2(R + 35,5n)

→ R = 20n

Với n = 2 thì R = 40 (Ca)

Vậy oxit là CaO

Câu 19: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là:

A. 0,56 l.                                  

B. 5,6 l.                                    

C. 4,48 l.                                  

D. 8,96 l.

Đáp án: B

Giải thích:

2KMnO4 + 16HClđặc 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

nCl2=2,5nKMnO4=0,25  mol

VCl2=0,25.22,4=5,6 lít

Câu 20: Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 11,10 gam.                           

B. 13,55 gam.                           

C. 12,20 gam.                          

D. 15,80 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng quát: RCO3 + 2HCl RCl2 + CO2 + H2O

nCO2=nRCO3=nCO3=nRCl2=0,1  mol

mRCl2=mR+mCl=mRCO3mCO32+mCl

→ mmuối sau = 10 – 60.0,1 + 2.0,1.35,5 = 11,1g

Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là

A. 67,72.                                  

B. 46,42.                                  

C. 68,92                         

D. 47,02.

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng quát với kim loại M hóa trị n:

          M + nHCl MCln + 0,5nH2

nHCl=2nH2=2.0,6=1,2  mol

Bảo toàn khối lượng: mKL + mHCl = mmuối + mH2

→ mmuối = 25,12 + 1,2.36,5 – 0,6.2 = 67,72g

Câu 22: Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là

A. 10,38 gam.                           

B. 20,66 gam.                 

C. 30,99 gam.                          

D. 9,32 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng quát: CO32+2H+CO2+H2O

nCO2=nCO32=12nH+=12nCl=0,03  mol

→ mmuối sau = 10,05 – 60.0,03 + 2.0,03.35,5 = 10,38g

Câu 23Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào lượng dư dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A. 26%, 54%, 20%.                                                          

B. 20%, 55%, 25%.

C. 19,6%, 50%, 30,4%.                                                    

D. 19,4%, 26,2%, 54,4%.

Đáp án: D

Giải thích:

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Vì Cu không tan trong HCl nên mCu = 2g

→ %mCu =210,3.100%=19,4% → chọn D

Câu 24: Cho V lít hỗn hợp khí gồm H2S và SO2 tác dụng với dung dịch brom dư. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 0,112 lít.                              

B. 2,24 lít.                      

C. 1,12 lít.                                

D. 0,224 lít.

Đáp án: D

Giải thích:

Các phản ứng:

H2S + 4Br2 + 4H2O H2SO4 + 8HBr

SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr

H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl

nH2S+nSO2=nH2SO4=nBaSO4=0,01  mol

→ Vkhí = 0,224 lít

Câu 25: Sục khí clo (Cl2) dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam so với ban đầu. Lượng clo (Cl2) đã tham gia phản ứng là:

A. 0,1 mol.                    

B. 0,05 mol.                  

C. 0,02 mol.                  

D. 0,01 mol.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số mol Cl2 phản ứng là x

Tổng quát: Cl2 + 2Br- Br2 + 2Cl-

          Mol  x 2x                2x

→ mmuối giảm = mBrmCl = 80.2x – 35,5.2x = 4,45

→ x = 0,05 mol

Câu 26: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A. Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là:

A. 64,3%.                       

B. 39,1%.                       

C. 47,8%.                       

D. 35,9%.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số mol NaBr và NaI trong X lần lượt là x và y

- Khi A phản ứng với Br2:

          2NaI + Br2 2NaBr + I2

→ mmuối giảm  = 127y – 80y = 7,05 → y = 0,15 mol

- Khi A phản ứng với Cl2:

          2NaBr + Cl2 2NaCl + Br2

          2NaI + Cl2 2NaCl + I2

→ mgiảm = (80x + 127y) – 35,5(x + y) = 22,625

→ x = 0,2 mol

Vậy %mNaBr = 47,8% và %mNaI = 52,2%

Câu 27: Hấp thụ 2,24 lít Cl2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

A. 13,3 gam.                           

B. 15,3 gam.                  

C. 5,85 gam.                           

D. 7,45 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O

0,2 mol ← 0,1 mol

Vậy sau phản ứng có: 0,1 mol NaCl; 0,1 mol NaClO; 0,05 mol NaOH dư

→ m = 15,3g

Câu 28: Hấp thụ V lít Cl2 ở đktc vào 250 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 19,3 gam rắn khan. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít.                     

B. 3,36 lít.                     

C. 4,48 lít.                     

D. 5,60 lít.

Đáp án: A

Giải thích:

2KOH + Cl2 KCl + KClO + H2O

Gọi số mol KOH phản ứng là x mol

→ Sau phản ứng có: 0,5x mol KCl; 0,5x mol KClO và (0,25 – x) mol KOH dư

→ mrắn sau = 74,5.0,5x + 90,5.0,5x + 56.(0,25 – x) = 19,3g

→ x = 0,2 mol

nCl2=0,1  molVCl2=2,24 lít

Câu 29: Câu 15: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%

B. 24,32%

C. 51,35%

D. 48,65%

Đáp án: B

Giải thích:

nX = 7,8422,4 = 0,35 (mol)

Bảo toàn khối lượng:

mCl2+mO2=  30,1 – 11,1 = 19 (gam)

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

nCl2+nO2=0,3571nCl2+32nO2=19nCl2=0,2nO2=0,15

Lại có:

mhh=mMg+mAlBTe:2nMg+3nAl=2nCl2+4nO2

24nMg+27nAl=11,12nMg+3nAl=2.0,2+4.0,15

nMg=0,35nAl=0,1

%mAl = 27.0,111,1.100% = 24,32%

Câu 30: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaY trong hỗn hợp ban đầu là

A. 52,8%.                       

B. 58,2%.                                 

C. 47,2%.                                 

D. 41,8%.

Đáp án: B

Giải thích:

+) TH1: Nếu hỗn hợp đầu là NaF và NaCl

Kết tủa chỉ có AgCl (Vì AgF tan)

→ nAgCl = 0,06 mol = nNaCl

→ nNaF = 6,030,06.58,542 = 0,06 mol

→ %mNaCl = 0,06.58,56,03.100% = 58,2%

+) TH2: Nếu không có NaF

Gọi số mol của NaX và NaY lần lượt là x và y

→ mmuối của Na  = x.(23 + X) + y.(23 + Y) = 6,03g

Và mkết tủa = x.(108 + X) + y.(108 + Y) = 8,61g

Trừ vế với vế ta được: (x + y).85 = 2,58g

→ x + y = 0,0304 mol

M¯ muối Na = 198,66

M¯halogen = 175,66 → Không có các giá trị thỏa mãn.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Oxi - ozon có đáp án

Trắc nghiệm Lưu huỳnh có đáp án

Trắc nghiệm Hidro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit có đáp án

Trắc nghiệm Axit sunfuric và muối sunfat có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Nhóm oxi – lưu huỳnh có đáp án

1 2,772 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: