Trắc nghiệm Luyện tập: Nhóm oxi – lưu huỳnh có đáp án - Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 34: Luyện tập: Nhóm oxi – lưu huỳnh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 653 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 34: Luyện tập: Nhóm oxi – lưu huỳnh

Bài 1: Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2

A. SO2 làm đỏ quỳ tím                                          

B. SO2 làm mất màu dung dịch Br2

C. SO2 là chất khí, màu vàng                                          

D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng

Đáp án: C

Giải thích:

SO2 là khí không màu.

Bài 2: Khí sunfurơ là chất có:

A. Tính khử mạnh                                                

B. Tính oxi hóa mạnh

C. Vùa có tính oxi hóa vừa có tính khử                           

D. Tính oxi hóa yếu

Đáp án: C

Giải thích:

Khí sunfurơ là SO2.

Trong khí SO2, lưu huỳnh có số oxi hóa +4 là số oxi hóa trung gian nên SO2 vừa có tính oxi hóa và tính khử.

Bài 3: Hóa chất dùng để phân biệt CO2 và SO2

A. nước brom                          

B. natri clorua      

C. phenolphtalein          

D. dung dịch nước vôi

Đáp án: A

Giải thích:

SO2 làm mất màu nước brom còn CO2 thì không

SO2 + Br2  + 2 H2O  → 2 HBr + H2SO4

Bài 4: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:

A. Ozon là khí độc                                                         

B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi

C. Ozon có tính tẩy màu

D. Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.

Đáp án: D

Giải thích:

Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.

Bài 5: Trong các oxit sau oxit nào không có tính khử:

A. CO                                     

B. SO2                           

C. SO3                           

D. FeO

Đáp án: C

Giải thích:

SO3: Số oxi hóa của S là + 6 (cao nhất ko thể lên được nữa) nên SO2 chỉ thể hiện tính oxi hóa.

Bài 6: Thuốc thử để phân biệt ba lọ mất nhãn: Ba(NO3)2, Na2CO3, MgSO4 là:

A. quỳ tím                                                                                 

B. NaNO3                                                                                 

C. H2SO4                                                                                   

D. BaCl2

Đáp án: C

Giải thích:

Cho H2SO4 vào các mẫu thử, mẫu thử có khí thoát ra là Na2CO3, mẫu thử có kết tủa trắng là Ba(NO3)2

H2SO4 + Ba(NO3)2  →  BaSO4 ↓ + 2HNO3

H2SO4 + Na2CO3  →  Na2SO4  +  H2O + CO2

Bài 7: H2SO4 đặc vừa có tính axit vùa có tính:

A. tính khử                                                                                

B. tính bazơ                                                                               

C. tính oxi hóa                                             

D. tính bền

Đáp án: C

Giải thích:

H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh.

Bài 8: Có thể dùng axit H2SO4 đặc làm khô khí nào sau đây?

A. SO2                                                                                       

B. H2S                                                         

C. CO2                                                                                      

D. NH3

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tắc làm khô: chất được dùng làm khô phải có khả năng hút nước và không được phản ứng, hấp thụ với chất cần làm khô.

H2S, NH3 sẽ phản ứng với H2SO4.

SO3 bị hấp thụ với H2SO4 tạo oleum.

Bài 9: Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:

A. 14,2g                                                                                    

B. 41,1g                                                                                    

C. 41,2g                                                                                    

D. 40,1g

Đáp án: D

Giải thích:

nH2=0,3  molmH2=0,6g

nH2=nH2SO4=0,3  molmH2SO4=29,4g

m axit + m kim loại  = m muốimH2

→ 29,4 + 11,3 = m muối + 0,6 

→ m muối  = 40,1 g

Câu 10: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là: 

(biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hóa +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể).

A.  a = 0,5b                    

B. a = b                          

C. a = 4b                        

D. a = 2b

Đáp án: B

Giải thích:

Theo PTHH :

2nO2=12nFeCO3nO2=0,25a  mol

4nO2=11nFeSnO2=11b4mol

→ Tổng số mol khí phản ứng ban đầu là  = 0,25 a + 11.b4 (mol )

Theo PTHH : nCO2=nFeCO3=a  mol

8nFeS2=4nSO2nSO2=2b  mol

→ Số mol khí sau phản ứng  = a + 2 b

→ a + 2 b = 0,25 a + 11.b4

→ 4 a + 8 b = a + 11 b

→ 3a = 3 b

→ a = b

Bài 11: Cho 8,7 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al, phản ứng với dung dịch H2SO4  loãng dư thu được 3,2 gam chất rắn không tan, dung dịch X và 4,48 lít khí B (đktc). Thành phần % khối lượng các kim loại Fe, Cu, Al lần lượt là: 

A. 32,18%, 36,78%, 31,03%

B. 31,18%, 36,78%, 31,03%

C. 30,18%, 36,78%, 31,03%

D. 36,79%, 36,78%, 32,18%

Đáp án: A

Giải thích:

Ta thấy Chỉ có Cu không phản ứng được với H2SO4 loãng → chất rắn sau phản ứng là Cu (mCu = 3,2g)

→ %mCu = 36,78%

Ta có: mAl + mFe = 27nAl + 56nFe = 8,7 – 3,2 = 5,5g (1)

Khí sau phản ứng  là H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

nH2=nFe+1,5nAl=0,2  mol (2)

Từ (1,2) → nAl = 0,1 ; nFe = 0,05 mol

→ %mFe = 32,18%

Vậy phần trăm của Fe, Cu, Al lần lượt là 32,18%, 36,78%, 31,03% 

Bài 12: Chia 6,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al và Cu chia làm 2 phần bằng nhau:  

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,352 lít khí  H2 (đktc). 

- Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). 

Thành phần % khối lượng của Fe  trong X là

A. 83,58%. 

B. 50,15%. 

C. 9,55%.   

D. 40,30%.

Đáp án: B

Giải thích:

mP1 = mP2 = 3,35g = mAl + mFe + mCu

= 27nAl + 56nFe + 64nCu  (1)

- Khi P1 + H2SO4 loãng → Al3+ ; Fe2+ và H2

→ Bảo toàn electron:

3nAl+2nFe=2nH2=0,21  mol (2)

- Khi P2 + H2SO4 đặc nóng → Al3+ ; Cu2+ ; Fe3+ và SO2

→ Bảo toàn electron:

3nAl+3nFe+2nCu=2nSO2=0,25  mol (3)

Từ (1,2,3) → nAl = 0,05 ;

nFe = 0,03 mol ; nCu = 0,005 mol

→ %mFe(X) = %mFe(P1) = 50,15%

Bài 13: Chọn câu đúng?

A. Cả H2SO4 loãng và đặc đều oxi hóa được Cu.

B. O2 và O3 đều oxi  hóa được S ở điều kiện thích hợp.

C. Cả O2 và O3 đều phản ứng với Ag ở điều kiện thường.

D. S, H2SO4 đặc đều có tính khử mạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

A. Sai (H2SO4 loãng không phản ứng được với Cu)

B. đúng

C. sai (Chỉ có O3 phản ứng:

2Ag + O3 → Ag2O + O2)

D. sai (H2SO4 có tính oxi hóa mạnh)

Bài 14: Cho sơ đồ phản ứng sau: AO2,t0,xtBH2ODCuA

Biết dung dịch chứa D làm quì tím hóa đỏ. Chất A là: 

A. SO2 

B. H2S

C. SO3 

D. S

Đáp án: A

Giải thích:

D phản ứng được với Cu và làm quí tím hóa đỏ → D chỉ có thể là axit H2SO4 đặc nóng

→ B là SO3 → A là SO2.

2SO2 + O2 2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

2H2SO4 (đ) + Cu t0 CuSO4 + SO2 + 2H2O

Bài 15: Thuốc thử có thể phân biệt hai chất khí riêng biệt SO2 và H2S là: 

A. Dung dịch H2SO4 loãng       

B. Dung dịch Br2 

C. Dung dịch NaOH      

D. Dung dịch Ba(OH)2

Đáp án: D

Giải thích:

- Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 vì:

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

Ba(OH)2 + H2S → BaS(tan) + 2H2O

Bài 16: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là: 

A. 18,9 gam 

B. 10,4 gam  

C. 24,5 gam  

D. 29,3 gam

Đáp án: D

Giải thích:

nSO2=0,25  mol;nNaOH=0,4  mol

Ta thấy: nSO2<nNaOH<2nSO2 phản ứng tạo 2 muối

nNa2SO3=nOHnSO2=0,15  molnNaHSO3=nSO2nNa2SO3=0,1  mol

→ mmuối = mNa2SO3+mNaHSO3

 = 0,15.126 + 0,1.104 = 29,3g

Bài 17: Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: 

A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng

B. điện phân nước có hòa tan H2SO4

C. nhiệt phân nước

D. nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền bởi nhiệt

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm, Oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền với nhiệt (như KMnO4, KClO3 …)

Bài 18: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Nguyên tố X là:  

A.

B.

C.

D. Cl 

Đáp án: C

Giải thích:

X + 2e → X2-

Vậy nên cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p4 → ZX = 16

→ X là lưu huỳnh

Bài 19: Hiện tượng xảy ra khi dẫn từ từ đến dư SO2 vào dung dịch brom là:

A. Xuất hiện kết tủa màu vàng.          

B. Dung dịch brom bị  mất màu

C. Dung dịch brom có màu xanh       

D. Không hiện tượng.

Đáp án: B

Giải thích:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

→ Nước brom bị mất màu

Bài 20: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?

A. Ca, Au, S.        

B. Mg, Al, N2.      

C. Na, I2, N2.        

D. K, Mg, Cl2.

Đáp án: B

Giải thích:

A loại Au

B thỏa mãn

C loại I2

D loại Cl2

Bài 21: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là: 

A. Fe (56)   

B. Al (27)   

C. Cu (64) 

D. Mg (24)

Đáp án: C

Giải thích:

Giả sử trong phản ứng với H2SO4 đặc nóng, M bị oxi hóa thành Mn+

Bảo toàn electron:

n.nM=2nSO2=0,3  mol

nM=0,3n=9,6M

→ M = 32n

Vậy n = 2 → M = 64g (Cu)

Bài 22: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Muối khan thu được là:

A. NaHSO3 

B. NaHSO3 và Na2SO3  

C. Na2SO3

D. Na2SO4 và Na2SO3

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: nSO2=0,15  mol;nNaOH=0,15  mol

Ta có: nNaOHnSO2=1.

Do đó SO2 tác dụng với NaOH theo PTHH:

SO2 + NaOH → NaHSO3

Vậy muối tạo thành là NaHSO3.

Bài 23: Cho 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Muối tạo thành là:

A. Na2SO3                     

B. Na2SO4                                    

C. Na2SO3 và NaHSO3  

D. NaHSO3

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: nSO2=0,2  mol;nNaOH=0,25  mol

Ta có: nNaOHnSO2=1,25.

Do đó SO2 tác dụng với NaOH theo 2 PTHH:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Vậy muối tạo thành là Na2SO3 và NaHSO3

Bài 24: Cho một hỗn hợp gồm 26 gam kẽm và 11,2 gam sắt tác dụng với axit sunfuric loãng, dư thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là:

A. 14,48 (lít)                           

B. 13,44 (lít)                           

C. 12,24 lít                    

D. 67,2 lít

Đáp án: B

Giải thích:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Theo PTHH có:

nH2 = nZn + nFe = 0,4 + 0,2 = 0,6 mol.

Vậy VH2 = 0,6.22,4 = 13,44 lít

Bài 25: Cho 45 gam hỗn hợp gồm (Zn, Cu) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng muối sinh ra:

A. 70,1 gam                   

B. 85,8 gam                   

C. 112,2 gam                          

D. 160,3 gam

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: nSO42 tạo muối  =nSO2=0,7  mol

Vậy mmuối = mkim loại nSO42

= 45 + 0,7.96 = 112,2 gam

Bài 26: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3                             

B. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2

C. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl                                           

D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4

Đáp án: A

Giải thích:

Dãy A: tất cả các chất trong dãy đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

PTHH:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

Dãy B: Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Do đó loại B.

Dãy C: NaCl không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Do đó loại C.

Dãy D: BaSO4 không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Do đó loại D.

Bài 27: Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với H2SO4 đặc, nguội:

A. Zn, Al, Mg, Ca          

B. Al, Fe, Ba, Cu           

C. Cu, Cr, Ag, Fe           

D. Cu, Ag, Zn, Mg

Đáp án: D

Giải thích:

Loại A, B, C do Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.

Bài 28: Kim loại nào sau đây sẽ bị thụ động hóa khi gặp dung dịch H2SO4 đặc, nguội:

A. Al và Fe                    

B. Al và Zn                    

C. Fe và Cu                   

D. Fe và Mg

Đáp án: A

Giải thích:

Kim loại Al và Fe sẽ bị thụ động hóa khi gặp dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Bài 29: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia vào các phản ứng hóa học sau:

SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 (1);

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên:

A. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử

B. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa

C. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử

D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử

Đáp án: A

Giải thích:

Ở phản ứng (2): SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)

SO2 là chất oxi hóa, còn H2S là chất khử. Vậy phát biểu A không đúng.

Bài 30: Cho các chất sau: S, SO2, H2S, H2SO4 đặc, nóng, Cl2, HCl, O2, O3. Dãy gồm các chất vừa có thể đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong các phản ứng hóa học là:

A. H2S, H2SO4 đặc, nóng, Cl2, HCl                                      

B. S, SO2, Cl2, HCl

C. S, SO2, H2S, H2SO4 đặc, nóng                                         

D. Cl2, O2, O3

Đáp án: B

Giải thích:

Dãy gồm các chất vừa có thể đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong các phản ứng hóa học là: S, SO2, Cl2, HCl.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Cân bằng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Thành phần nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị có đáp án

1 653 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: