Trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị có đáp án – Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 36,386 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị

Bài giảng Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị

Câu 1: Nguyên tố clo có 2 kí hiệu: Cl17351737Cl. Tìm nhận định sai?

A. Đó là hai đồng vị của nhau .

B. Đó là hai nguyên tử có cùng số electron.

C. Đó là hai nguyên tử có cùng số nơtron.

D. Hai nguyên tử trên có cùng một số hiệu nguyên tử.

Đáp án: C

Giải thích:

Cl1735 có số nơtron là 35 – 17 = 18

Cl1737có số nơtron là 37 – 17 = 20

Câu 2: Một nguyên tử X có 11 electron và 12 nơtron. Kí hiệu của nguyên tố X là:

A. X1211

B. X1112

C. X1123

D. X1223

Đáp án: C

Giải thích:

Số khối A = Z + N = 11 + 12 = 23

Số hiệu nguyên tử Z = số electron = 11

→ Kí hiệu của nguyên tố X là: 1123X

Câu 3: Một kim loại M có số khối A= 54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử M là 80. Cho biết, M là kim loại nào trong các kim loại sau đây:

A. Cr2454

B. Mn2554

C. Fe2654

D. Co2754

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e và n.

Theo bài ta có hệ:

 p=ep+n=54p+n+e=80p=26e=26n=28

→ Kim loại M là Fe2654

Câu 4: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây?

A. Số nơtron

B. Số electron hóa trị

C. Số proton

D. Số lớp electron

Đáp án: A

Giải thích:

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số proton và khác nhau số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.

Câu 5: Từ kí hiệu Li37 ta có thể suy ra:

A. Hạt nhân nguyên tử Li có 3 proton và 7 nơtron.

B. Nguyên tử Li có 2 lớp electron, lớp trong có 3 và lớp ngoài có 7 electron.

C. Nguyên tử Li có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron.

D. Li có số khối là 3, số hiệu nguyên tử là 7.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ kí hiệu Li37 → Nguyên tử Li có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron.

Câu 6: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị tự nhiên là: đồng vị B11 chiếm 80% và đồng vị B10 chiếm 20%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Bo là:

A. 10,2

B. 10,6

C. 10,8

D. 10,4

Đáp án: C

Giải thích:

A¯Bo=11.80+10.20100=10,8

Câu 7: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào đúng?

A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số hạt nơtron.

B. Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.

C. Đồng vị là các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số nơtron.

D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn.

Đáp án: B

Giải thích:

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số proton và khác nhau số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.

Câu 8: Những nguyên tử Ca2040,K1939,Sc2141  có cùng:

A. Số khối

B. Số hiệu nguyên tử

C. Số electron

D. Số nơtron

Đáp án: D

Giải thích:

Ca2040 có số nơtron là 40 – 20 = 20

K1939 có số nơtron là 39 – 19 = 20

Sc2141 có số nơtron là 41 – 21 = 20

Câu 9: Hiđro có 3 đồng vị H11,H12,H13 và oxi có 3 đồng vị O816,O817,O818. Số phân tử nước khác nhau có thể được tạo thành là:

A. 16

B. 19

C. 18

D. 17

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức của phân tử nước là H2O.

Xét 1 đồng vị oxi.

→ Các cặp hiđro: 2 nguyên tử H11; 2 nguyên tử H12; 2 nguyên tử H13; 1 nguyên tử H11+ 1 nguyên tử H12; 1 nguyên tử H13+ 1 nguyên tử H12; 1 nguyên tử H11+ 1 nguyên tử H13.

→ Có 6 cặp hiđro.

→ Với 3 đồng vị oxi có 3.6 = 18 phân tử nước khác nhau.

Câu 10: Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là O816,O817,O818. Có bao nhiêu loại phân tử O2?

A. 3.

B. 6.

C. 9.

D. 12.

Đáp án: B

Giải thích:

Các cặp đồng vị tạo thành phân tử O2 là:

2 nguyên tử O816, 2 nguyên tử O817,

2 nguyên tử O818, O816O817,

O817O818, O816O818 .

→ Có 6 loại phân tử O2.

Câu 11: Nguyên tử Mg có ba đồng vị Mg24 (chiếm 78,6%), Mg25(10,1%) và còn lại là Mg26. Giả sử, trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử Mg25, thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị Mg24 và Mg26 lần lượt là

A. 389 và 56   

B. 56 và 389

C. 495 và 56

D. 56 và 495

Đáp án: A

Giải thích:

Phần trăm số đồng vị Mg26 trong tự nhiên là:

100% – 10,1% – 78,6% = 11,3%

Số nguyên tử của đồng vị M24g là:

5010,1.78,6=389 (nguyên tử)

 Số nguyên tử của đồng vị Mg26 là:

5010,1.11,3=56 (nguyên tử)

Câu 12: Biết rằng, nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36; 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Số khối của đồng vị A của nguyên tố agon là ? Biết rằng, nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98.

A. 37          

B. 39          

C. 40          

D. 41

Đáp án: C

Giải thích:

39,98=36.0,34+38.0,06+A.99,6100A40

Câu 13: Nguyên tử của một nguyên tố hóa học có tổng số hạt là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là:

A. Ni2857

B. Co2755

C. Fe2656

D. Fe2657

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e và n.

Theo bài, ta có hệ:

p=ep+e+n=82(p+e)n=22p=e=26n=30A=p+n=56

Vậy kí hiệu của nguyên tố hóa học X là: Fe2656.

Câu 14: Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học:

A. A614, B715

B. C816, D817, E818

C. G2656, F2757

D. H1020, I1122

Đáp án: B

Giải thích:

Dãy chỉ có 1 nguyên tố hóa học

→ Chúng phải là các đồng vị của nhau.

→ Có cùng số proton với nhau (hay chỉ số dưới chân của kí hiệu phải giống nhau).

Câu 15: Một đồng vị của nguyên tố sắt là Fe2656. Nguyên tử của đồng vị này gồm:

A. 26 proton, 26 electron, 56 nơtron.

B. 30 proton, 26 electron, 26 nơtrron.

C. 26 proton, 26 electron, 30 nơtron.

D. 56 proton, 56 eleron, 26 nơtron.

Đáp án: C

Giải thích:

Số proton = số electron = 26

Số nơtron = 56 – 26 = 30.

Câu 16: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8 nơtron và 8 electron?

A. O816

B. O817

C. O818

D. F917

Đáp án: A

Giải thích:

Số khối A = số proton + số nơtron = 16

→ Đây là nguyên tử .

Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt proton, electron và nơtron bằng 58. Trong hạt nhân nguyên tử, số hạt proton và số hạt nơtron hơn kém nhau 1 đơn vị. Số hiệu nguyên tử của X là:

A. 17

B. 16

C. 19

D. 20

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e và n.

Theo bài, ta có hệ:

p=ep+e+n=58np=1pn=1p=e=19n=20p=e=593pn=1L

→ Số hiệu nguyên tử của X là 19.

Câu 18: Tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 28. Số khối A của hạt nhân là

A. 17

B. 18

C. 19

D. 16

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e và n.

Ta có:

p=ep+e+n=282p+n=28

Với các nguyên tử có 2 < Z < 82 thì ta có:

1np1,51282pp1,58p9,33p=9p=8p=9n=10A=19(F)p=8n=12A=20L

Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt. Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là:

A. 10

B. 11

C. 12

D. 15

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e và n.

Ta có:

p=ep+e+n=36p=np=n=e=12

→ Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = Số proton = 12.

Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là

A. A56137

B. A13756

C. A5681

D. A8156

Đáp án: A

Giải thích:

Số khối của hạt nhân là:

A = 56 + 81 = 137

Số hiệu nguyên tử Z = số electron = 56

→ Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là A56137.

Câu 21: Trong tự nhiên, một nguyên tử Ra88226 tự động phân rã ra một hạt nhân nguyên tử He24 và một hạt nhân nguyên tử X. X là

A. Rn86222

B. Rn86136

C. Ra88222

D. Ra88134

Đáp án: A

Giải thích:

Ra88226He24+XZA226=4+A88=2+ZA=222Z=86X86222

Câu 22: Chọn phát câu phát biểu sai?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron và nơtron.

B. Trong nguyên tử, số hạt proton bằng số hạt electron.

C. Số khối A bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron và nơtron.

Đáp án: A

Giải thích:

Hạt nhân nguyên tửu được cấu tạo nên bởi các hạt proton và nơtron.

Câu 23: Số khối của nguyên tử bằng tổng:

A. số hạt proton và electron.

B. số hạt proton và nơtron.

C. số hạt proton, electron và nơtron.

D. số nơtron và electron.

Đáp án: B

Giải thích:

Số khối A bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

Câu 24: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là:

A. electron.

B. proton.

C. nơtron.

D. nơtron và electron.

Đáp án: B

Giải thích:

Hạt nhân gồm hạt proton mang điện tích dương và hạt nơtron không mang điện tích.

Câu 25: Hạt không mang điện trong hạt nhân nguyên tử là:

A. proton.

B. nơtron.

C. electron.

D. nơtron và electron.

Đáp án: B

Giải thích:

Hạt nhân gồm hạt proton mang điện tích dương và hạt nơtron không mang điện tích.

Câu 26: Một nguyên tố X có 13 electron và 14 nơtron. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là:

A. X1314

B. X1413

C. X1327

D. X1427

Đáp án: C

Giải thích:

Số hiệu nguyên tử Z = số electron = 13

Số khối A = 27

→ Kí hiệu của nguyên tố X là X1327.

Câu 27: Nguyên tử nào sau đây là đồng vị của ?

A. M1531

B. T1428

C. Z1632

D. Y1737

Đáp án: D

Giải thích:

Các nguyên tử là đồng vị của nhau khi chúng có cùng số proton, khác nhau về số nơtron → số khối của chúng sẽ khác nhau.

Câu 28: Nguyên tử natri có 11 proton, 11 electron và 12 nơtron. Số khối của nguyên tử natri là

A. 22

B. 23

C. 44

D. 12

Đáp án: B

Giải thích:

Số khối A = số proton + số nơtron = 23

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron.

(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

(3). Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

(4). Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là

A. 1            

B. 2            

C. 3            

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

(1) sai vì hạt nhân nguyên tử chỉ được cấu tạo bởi 1 hạt proton.

(2) sai vì khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân nguyên tử do electron có khối lượng rất nhỏ.

(4) sai vì trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton.

Câu 30: Tính nguyên tử khối trung bình của Mg, biết các đồng vị và phần trăm tương ứng của 3 đồng vị là Mg24 : 79%;Mg25 : 10% vàMg26 : x%?

A. 24,08

B. 24,32

C. 24,43

D. 24,20

Đáp án: B

Giải thích:

x = 100% – 79% – 10% = 11 %

Nguyên tử khối trung bình của Mg là:

M¯Mg=24.79+25.10+26.11100=24,32

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập: Thành phần nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Cấu hình electron có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án

1 36,386 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: