Trắc nghiệm Cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 38: Cân bằng hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 10.

1 5,814 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học

Bài 1: Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào?

A. Phản ứng thuận đã kết thúc

B. Phản ứng nghịch đã kết thúc

C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau.

D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau

Đáp án: C

Giải thích:

Phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng khi v thuận = v nghịch

Bài 2: Cho phản ứng hóa học:

N2   +  3H2 Fe,p 2NH3 ; ΔH < 0.

Trong phản ứng tổng hợp amoniac, yếu tố nào sau đây không làm thay đổi trạng thái cân bằng hóa học?

A. Nồng độ của N2 và H2.                                               

B. Áp suất chung của hệ.

C. Chất xúc tác Fe.                                                        

D. Nhiệt độ của hệ.

Đáp án: C

Giải thích:

Chất xúc tác chỉ làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập, không chuyển dịch cân bằng.

Bài 3: Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hóa học của phản ứng:

H2 (k)  +  Br2 (hơi)  2HBr (k)

A. Cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận.                    

B. Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch.

C. Cân bằng không thay đổi.                                          

D. Phản ứng trở thành một chiều.

Đáp án: C

Giải thích:

Tăng áp suất thì cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm số mol khí.

Ta thấy hệ số mol của khí 2 bên bằng nhau nên cân bằng không bị ảnh hưởng khi tăng áp suất

Bài 4: Hằng số cân bằng Kc của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?   

A. Nồng độ

B. Áp suất 

C. Nhiệt độ 

D. Chất xúc tác.

Đáp án: C

Giải thích:

Hằng số cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Bài 5: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng khi một hệ hóa học đang ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã dừng.

B. Phản ứng nghịch đã dừng.

C. Nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.

D. Nồng độ của các chất trong hệ không thay đổi.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thì nồng độ các chất trong hệ không thay đổi.

Bài 6: Cho cân bằng hóa học sau:  

2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k); ∆H < 0

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

A. (1), (2), (4), (5)                                        

B. (2), (3), (5)                                              

C. (2), (3), (4), (6)                                        

D. (1), (2), (4).

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào phản ứng: 2SO2 (k) + O2 (k)  2 SO3 (k);  ∆H < 0

- Đây là một phản ứng tỏa nhiệt (∆H < 0).

- Có sự chênh lệch số mol trước và sau phản ứng.

Vì vậy, các yếu tố làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là:

+ Hạ nhiệt độ (3).

+ Tăng áp suất (2).

+ Giảm nồng độ SO3 (5).

Bài 7: Để cân bằng 2SO2 (k) + O2  2SO3 (k); ΔH < 0 chuyển dịch theo chiều thuận, cách làm nào sau đây không đúng?

A. Tăng nồng độ của SO2.                                                                   

B. Giảm nồng độ của SO3.

C. Tăng nhiệt độ của phản ứng.                                                                   

D. Tăng áp suất chung của phản ứng.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ phản ứng: 2SO2 (k) + O2  2SO3 (k); ΔH < 0

- Đây là phản ứng toả nhiệt (ΔH < 0)

- Có sự chênh lệch số mol khí trước và sau phản ứng, do đó áp suất ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.

Xét các biện pháp:

A tăng nồng độ SO2 → CB chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ SO2 (chiều thuận)

B giảm nồng độ SO3 → CB chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO3 (chiều thuận)

C tăng nhiệt độ của phản ứng → CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch)

D tăng áp suất chung của hệ → CB chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí (chiều thuận)

Bài 8: Cho cân bằng sau trong bình kín:

2NO2(k)  N2O4(k)

(màu nâu đỏ)  (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt                                                                      

B. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt

C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt                                                                     

D. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 2NO2(k)  N2O4(k), NO2 là màu nâu, N2O4 không màu.

Khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần, chứng tỏ phản ứng xảy ra theo chiều thuận, vì vậy phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt (∆H < 0).

Bài 9: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO(k)+H2O(k)CO2(k)+H2(k)  ΔH < 0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :

A. (1), (4), (5)                                                                            

B. (1), (2), (4)                                                                            

C. (1), (2), (3)                                                                            

D. (2), (3), (4)

Đáp án: C

Giải thích:

Như vậy các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng trên là:

(1) tăng nhiệt độ (yếu tố nhiệt độ) → có ảnh hưởng

(2) thêm một lượng hơi nước (yếu tố nồng độ) → có ảnh hưởng

(3) thêm một lượng H2 (yếu tố nồng độ) → có ảnh hưởng

Chú ý:

(4) tăng áp suất chung của hệ → không ảnh hưởng vì không có sự chênh lệch về số mol khí 2 vế của CB

(5) dùng chất xúc tác → không ảnh hưởng

Câu 10: Cho các cân bằng hoá học:

N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) (1)                                 

H2 (k) + I2 (k)  2HI (k) (2)

2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) (3)                              

2NO2 (k)  N2O4 (k) (4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (3).                          

B. (2), (3), (4).                    

C. (1), (2), (4).                

D. (1), (3), (4).

Đáp án: D

Giải thích:

Những cân bằng bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất là: (1), (3), (4).

Bài 11: Cho các cân bằng sau : 

(1) 2SO2(k)   +    O2(k)    2SO3(k)                                          

(2) N2 (k)   +    3H2 (k)    2NH3 (k)

(3) CO2(k)  +  H2(k)  CO(k)  + H2O(k)                              

(4) 2HI (k)   H2 (k)   +   I2 (k)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

A. (1) và (2).                                                                              

B. (1) và (3).                                                                              

C. (3) và (4).                                                                              

D. (2) và (4).

Đáp án: C

Giải thích:

Những cân bằng không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất là: (3) và (4)

Bài 12: Cho cân bằng hoá học:

PCl5(k)PCl3(k)+Cl2(k);  ΔH>0

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng                              

B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng

C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng                                          

D. tăng áp suất của hệ phản ứng

Đáp án: B

Giải thích:

A thêm PCl3 → CB chuyển dịch theo chiều giảm lượng PCl3 (chiều nghịch)

B tăng nhiệt → CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều thuận)

C thêm Cl2 → CB chuyển dịch theo chiều giảm lượng Cl2 (chiều nghịch)

D tăng áp suất → CB chuyển dịch theo chiều giảm số mol phân tử khí (chiều nghịch)

Bài 13: Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :

A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta thấy khối lượng khí 2 vế không thay đổi.

Khi tăng nhiệt thì M giảm → n tăng → CB chuyển dịch theo chiều nghịch → Chiều nghịch là chiều thu nhiệt

Như vậy:  Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Bài 14: Cho các cân bằng sau

(I) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) ;

(II) CaCO3 (r)  CaO (r) + CO2 (k) ;

(III) FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k) ;

(IV) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k)

Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là

A. 4                               

B. 3                               

C. 2                               

D. 1

Đáp án: D

Giải thích:

Giảm áp suất CB chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí:

Xét các cân bằng:

(I) không ảnh hưởng vì số mol phân tử khí 2 vế bằng nhau

(II) CB chuyển dịch theo chiều thuận

(III) không ảnh hưởng vì số mol phân tử khí 2 vế bằng nhau

(IV) CB chuyển dịch theo chiều nghịch

Bài 15: Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k)  2NH3  (k); ∆H = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.                                     

B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.                                      

D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ CB: N2(k) + 3H2(k)   2NH3  (k); ∆H = –92 kJ

Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt

Do vậy muốn CB chuyển dịch theo chiều thuận là:

- Giảm nhiệt độ

- Tăng áp suất

Bài 16: Cho các cân bằng hóa học sau:

(a) H2  (k) + I2 (k)  2HI (k).      

(b) 2NO2  (k)    N2O4  (k).

(c) 3H2  (k) + N2  (k)   2NH3  (k).      

(d) 2SO2  (k) + O2 (k)  2SO3 (k).

Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch?

A.  (b).                                    

B. (a).                            

C. (c).                                     

D. (d).

Đáp án: B

Giải thích:

Cân bằng không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất là: (a)

Bài 17:  Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 00C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là:

A. 10 atm                       

B. 8 atm                         

C. 9 atm                         

D. 8,5 atm

Đáp án: B

Giải thích:

Xét cân bằng :   N2 + 3H2  2NH3

         Ban đầu    10      10

        Phản ứng    2        6

        Cân bằng    8        4                4

→ V sau = 16 lít

Do cùng chứa trong 1 bình kín và nhiệt độ giống nhau

n1p1=n2p2. Do tỉ lệ V = tỉ lệ số mol

→ P2 = 8 atm

Bài 18: Cho phản ứng  2SO2   + O2   2SO3

Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/L và 2 mol/L. Khi cân bằng, có 80% SO2 đã phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là

A. 40                                        

B. 30                               

C. 20                               

D. 10

Đáp án: A

Giải thích:

Xét cân bằng: 2SO2   + O2   2SO3

        Ban đầu     4          2

      Phản ứng    3,2       1,6

      Cân bằng     0,8      0,4         3,2

→ Kc  = 40

Bài 19: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:

A. 2,500                         

B. 3,125                                   

C. 0,609                                  

D. 0,500.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 3H3 + N2  2NH3 (1).

Gọi a là [N2] phản ứng.

Vậy theo phản ứng (1): [H2] phản ứng là 3a;

[NH3] phản ứng là 2a.

Khi đạt đến trạng thái cân bằng:

[N2] = 0,3 – a, [H2] = 0,7 – 3a

Để đơn giản ta xét 1 lít hỗn hợp.

Sau  khi phản ứng đạt cân bằng:

0,3 – a + 0,7 – 3a + 2a = 1 – 2a

Mặt khác %H2=0,73a12a.100%=50%a=0,1.

Khi đạt cân bằng [N2] = 0,3 – 0,1 = 0,2 (M)

[H2] = 0,7 – 0,3 = 0,4 (M)

[NH3] = 0,2 (M).

KC=NH32N2H23=0,220,20,43=3,125

Bài 20: Cho phản ứng:

H2 (k) + I2 (k)  2HI (k)

Ở nhiệt độ 4300C hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 4300C, nồng độ của HI là:

A. 0,151 M                              

B. 0,320 M                              

C. 0, 275 M                             

D. 0,225M.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ phản ứng: H2 (k) + I2 (k)  2HI (k)  (1)

Ta có hằng số cân bằng KC=HI2H2I2

Gọi a là nồng độ của I2 đã phản ứng, theo (1) ta có:

[I2] khi đạt tới cân bằng là:

KC 406,4254.10a=0,16a

[H2] khi đạt tới cân bằng là:

KC 42.10a=0,2a

[HI] sinh ra là 2a

Vậy ta có KC=4a20,16a0,2a=53,8

a=0,1375

Suy ra [HI] = 2a = 0,275

Bài 21: Cho cân bằng hóa học: N2(k) + 3H2(k)to,p,xt2NH3(k). Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi

A. thay đổi nồng độ N2                                         

B. thêm chất xúc tác Fe

C. thay đổi áp suất của hệ                                               

D. thay đổi nhiệt độ

Đáp án: B

Giải thích:

Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng hóa học chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng  

Bài 22: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (k) + H2O (k) ⇄ CO(k) + H(k) ΔH < 0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

A. (2), (3), (4).                

B. (1), (2), (3).                

C. (1), (2), (4).                          

D. (1), (4), (5).

Đáp án: B

Giải thích:

(1) tăng nhiệt độ → phản ứng sẽ theo chiều làm giảm nhiệt độ đi → chuyển dịch theo chiều nghịch

(2) thêm một lượng hơi nước → phản ứng theo chiều làm giảm nước đi  → chuyển dịch theo chiều thuận

(3) thêm một lượng H2 → phản ứng theo chiều làm giảm H2 đi  → chuyển dịch theo chiều nghịch

(4) tăng áp suất chung của hệ . Vì tổng hệ số cân bằng của chất khí ở 2 bên là bằng nhau nên cân bằng không chuyển dịch

(5) dùng chất xúc tác. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng chứ không làm chuyển dịch cân  bằng

Bài 23Cho cân bằng hóa học: N2(k) + 3H2(k)to,xt,p2NH3(k), ΔH < 0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. giảm áp suất của hệ phản ứng.                                      

B. tăng áp suất của hệ phản ứng.

C. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.                                     

D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng.

Đáp án: B

Giải thích:

Tăng áp suất của hệ phản ứng  → phản ứng theo chiều làm giảm áp suất của hệ xuống → chiều làm giảm số mol của chất khí xuống → chiều thuận (từ 4 mol khí bên tham gia thành 2 mol khí tạo thành)

Bài 24: Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần.                            

B. giảm 3 lần.                 

C. tăng 4,5 lần.                         

D. tăng 3 lần.

Đáp án: D

Giải thích:

Vt = k. [N2O4]

Vn = k. [NO2]2

Khi tăng nồng độ của N2O4 tăng lên 9 → V thuận sẽ tăng lên 9 lần

→ V nghịch cũng tăng lên 9 lần  → nồng độ của NO2 chỉ cần tăng lên 3 lần (32 = 9)

Bài 25: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (k) + H2O (k) ⇄ CO(k) + H(k) ΔH < 0

Trong các yếu tố:(1) tăng nhiệt độ;(2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

A. (2), (3), (4).                

B. (1), (2), (3).                

C. (1), (2), (4).                       

D. (1), (4), (5).

Đáp án: B

Giải thích:

(1) tăng nhiệt độ → phản ứng sẽ theo chiều làm giảm nhiệt độ đi → chuyển dịch theo chiều nghịch

(2) thêm một lượng hơi nước → phản ứng theo chiều làm giảm nước đi  → chuyển dịch theo chiều thuận

(3) thêm một lượng H2; → phản ứng theo chiều làm giảm H2 đi  → chuyển dịch theo chiều nghịch

(4) tăng áp suất chung của hệ . Vì tổng hệ số cân bằng của chất khí ở 2 bên là bằng nhau nên cân bằng không chuyển dịch

(5) dùng chất xúc tác. Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng chứ không làm chuyển dịch cân  bằng

Bài 26: Cho phản ứng A + 2B → C

Nồng độ ban đầu của A là 1M, B là 3M, hằng số tốc độ k = 0,5. Vận tốc của phản ứng khi đã có 20% chất A tham gia phản ứng là:

A. 0,016                          

B. 2,304                                    

C. 2.704                          

D. 2.016

Đáp án: C

Giải thích:

V = k. [A] . [B]2 

 20 % chất A tham gia phản ứng

→ 1. 20 : 100 = 0,2 M đã tham gia phản ứng

A     +      2B → C

0,2   →   0,4

→ Nồng độ A còn : 1- 0,2 = 0,8

→ Nồng độ B còn : 3- 0,4 = 2,6

V = 0,5 . 0,8 . 2,62 = 2,704

Bài 27: Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/ lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/ lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/ (l.s). Giá trị của a là

A. 0,018                        

B. 0,016                        

C. 0,014                        

D. 0,012

Đáp án: D

Giải thích:

v=CbrombdCbrom  saut4.105=a0,0150

→ a = 0,012

Bài 28: Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3(k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng là:

A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

B. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Đáp án: A

Giải thích:

Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi  → M¯ của hỗn hợp giảm đi

→ Số mol của hỗn hợp tăng lên (khối lượng hỗn hợp trước và sau là bằng nhau)

→ Phản ứng đang chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều tăng hệ số cân bằng)

Khi tăng nhiệt độ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch

→ Phản ứng này tỏa nhiệt theo chiều thuận  nên khi tăng nhiệt độ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi  (chiều nghịch thu nhiệt)

Bài 29: Cho các cân bằng hóa học sau:

N2(k) + 3H2(k)to,xt,p2NH3(k) (1); 

H2(k) + I2(k)2HI(k) (2)

2SO2k + O2xtk 2SO3k (3);   

2NO2(k)N2O4(k) (4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (3). 

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Đáp án: C

Giải thích:

Yếu tố thay đổi áp suất làm chuyển dịch cân bằng chỉ xảy ra đối với những phản ứng có tổng hệ số cân bằng của chất khí ở 2 bên là khác nhau

Bài 30: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:

2 SO2 + O2    2 SO3 (k)     ΔH < 0

 Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:

A. Giảm nồng độ của SO2                                              

B. Tăng nồng độ của O2

C. Tăng nhiệt độ lên rất cao                                           

D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp

Đáp án: B

Giải thích:

Tăng nồng độ của O → phản ứng theo chiều làm giảm nồng độ của O2 xuống → chiều thuận (sinh ra SO3)

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Thành phần nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Thành phần nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Cấu tạo vỏ nguyên tử có đáp án

1 5,814 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: