Trắc nghiệm Hiđro clorua – axit clohiđric và muối clorua có đáp án – Hóa lớp 10

Bộ 30 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 10 Bài 23: Hiđro clorua – axit clohiđric và muối clorua có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 10 Bài 23.

1 1,227 23/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 23: Hiđro clorua – axit clohiđric và muối clorua

Bài giảng Hóa 10 Bài 23: Hiđro clorua – axit clohiđric và muối clorua

Câu 1: Dãy  axit nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit?

A. HF < HI < HBr < HCl                                                

B. HF < HCl <  HBr < HI

C. HF < HBr < HCl < HI                                                

D. HCl < HBr < HI < HF

Đáp án: B

Giải thích:

Vậy tính axit: HF < HCl < HBr < HI.

Câu 2: Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HF            

B. Dung dịch HCl          

C. Dung dịch HCl                    

D. Dung dịch HI

Đáp án: D

Giải thích:

HF + AgNO3 → không phản ứng

HCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + HNO3

HBr + AgNO3 → AgBr (↓ vàng) + HNO3

HI + AgNO3 → AgI (↓ vàng đậm) + HNO3

Câu 3: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và Clo cho cùng một muối clorua kim loại:

A. Cu

B. Ag 

C. Fe  

D. Zn

Đáp án: D

Giải thích:

Cu, Ag không tác dụng được với  HCl → loại A và B.

Fe có hóa trị II và III, khi tác dụng với HCl cho FeCl2 còn tác dụng với Cl2 cho FeCl3 → loại C

Zn tác dụng với Cl2 và HCl đều cho ZnCl2.

Câu 4: Axit HCl có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: Al, Mg(OH)2, Na2SO4, FeS, Fe2O3, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2?

A. 6                                                                                           

B. 7                                                                                           

C. 8                                                                                           

D. 9

Đáp án: A

Giải thích:

6 HCl +2 Al → 2AlCl3 +  3H2

2 HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2 H2O

2 HCl + FeS → FeCl2 +  H2S

6 HCl + Fe2O3 → 2 FeCl3 + 3 H2O

2 HCl + K2O → 2 KCl +  H2O

2 HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2

Câu 5: Khí clo nặng hơn không khí

A. 1,2 lần                                                                                   

B. 2,1 lần                                                                                   

C. 2,5 lần                                                                                   

D. 3,1 lần

Đáp án: C

Giải thích:

→ Tỉ khối của Cl2 so với không khí: dCl2/kk=7129 = 2,45

Câu 6: Chất nào sau đây không dùng để làm khô khí HCl

A. P2O5                          

B. NaOH rắn                           

C. H2SO4 đậm đặc                   

D. CaCl2 khan

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tắc làm khô là chất dùng làm khô không được phản ứng với chất cần làm khô.

Do NaOH phản ứng được với  HCl nên ta không thể dùng NaOH rắn làm khô khí HCl.

Câu 7: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc sinh ra V lít khí Cl2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng là 85%. V có giá trị là

A. 2 lít                           

B. 1,904 lít                     

C. 1,82 lít                      

D. 2,905 lít

Đáp án: B

Giải thích:

nMnO2=0,1  mol

Phương trình hóa học:

MnO2 + 4HCl to MCl2 + Cl2 + 2H2O

Theo PTHH: nCl2(lt)=nMnO2=0,1  mol (số mol lý thuyết tính theo PTHH)

H%=nttnlt.100% 85%=ntt0,1.100% 

→ n clo thực tế  = 0,085 mol

VCl2=0,085.22,4=1,904 lít

Câu 8: Cần thể tích clo (đktc) là bao nhiêu để tác dụng vừa đủ với sắt tạo ra 0,2 mol FeCl3 ?

A. 6,72 lít                      

B. 4,48 lít                       

C. 2,24 lít                      

D. 0,672 lít

Đáp án: A

Giải thích:

nFeCl3=0,2  mol

2 Fe + 3 Cl2  → 2 FeCl3

Theo PTHH: nCl2=32nFeCl3=0,3  mol

VCl2=0,3.22,4=6,72 lít

Câu 9: Điều chế Cl2 từ HCl và MnO2. Cho toàn bộ khí Cl2  điều chế được qua dung dịch NaI, sau phản ứng thấy có 12,7 gam I2 sinh ra. Khối lượng HCl có trong dung dịch đã dùng là:

A. 9,1 gam                     

B. 8,3 gam                     

C. 7,3 gam                     

D. 12,5 gam

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 10: Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch X chứa HCl dư và 28,07 gam hai muối và V lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M có có tỉ lệ mol Al : M = 1: 2. Kim loại M là

A. Ca                                      

B. Mg                                      

C. Fe                             

D. Cu

Đáp án: B

Giải thích:

16 HCl  + 2 KMnO4 → 2 KCl + 2 MnCl2 + 8 H2O + 5 Cl2

Theo PTHH: nKCl=nMnCl2=x  mol

Khối lượng muối là 28,07 mKCl+mMnCl2=28,07

→ x.74,5  + x.126 = 28,07 

→ x = 0,14 mol

nKCl=nMnCl2=0,14  mol

Theo PTHH nCl2=52nKCl=0,35  mol

Theo định luật bảo toàn e:

n M . x + n Al. 3 = nCl2. 2  = 0,7 mol

Có tỉ lệ mol Al: M = 1: 2 → n Al  =  a   thì  n M = 2 a

→ 2a. x + a. 3 = 0,7 mol

→ Với x = 1  → a = 0,175 mol    m Al = 0,175. 27 = 4,725 g  

 m M = 7,5 – 4,725 = 2,775 g

MM=2,7750,175.2=7,9(loại)

→ Với x = 2  → a  = 0,1 mol  → m Al  = 27. 0,1  = 2,7 g

→ m M = 7,5 – 2,7  = 4,8 g

MM=4,80,1.2=24 (Mg , chọn)

Vậy kim loại cần tìm là Mg

Câu 11: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là

A. 10,8 gam.        

B. 27,05 gam.       

C. 14,35 gam.      

D. 21,6 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì NaF không phản ứng với AgNO3 nên kết tủa chỉ có AgCl

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

0,1                        0,1                             mol

→ mAgCl = 0,1.143,5 = 14,35g

Câu 12: Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 5,6 gam Fe nung nóng rồi lấy chất rắn thu được hoà vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là

A. 38,10 gam.      

B. 16,25 gam.       

C. 32,50 gam.      

D. 25,40 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

nFe  = 0,1 mol; nclo = 0,3 mol

2Fe + 3Cl2 t02FeCl3

0,1     0,3               mol

Từ tỉ lệ số mol xác định được clo dư

nmuối = nFe = 0,1 mol

mFeCl3= 0,1.162,5 = 16,25g

Câu 13: Cho chuỗi phản ứng: 

KMnO4 + (A) → X2 ↑+  (B) +  (C) + H2O  

(C) + H2O dpmnX2 ↑ + (D) + (I)

X2  + (D)    (A)

X2  + (I)       (C) + (E) + H2O 

Các chất A,  X2, C, D, E lần lượt là: 

A. HF, F2, KF, H2, KFO.                   

B. HCl, Cl2, MnCl2, H2, KCl 

C. HCl, Cl2, KCl, H2, KClO               

D. HBr, Br2, KBr, H2, KBrO

Đáp án: C

Giải thích:

2KMnO4 + 16HClđặc (A)   5Cl2 (X2) + 2MnCl2 (B) + 2KCl (C) + 8H2O  2KCl + 2H2OdpmnCl2 + 2KOH (I) + H2 (D)

Cl2 + H2 as2HCl                                            

Cl2 + 2KOH  → KCl + KClO (E) + H2O

Câu 14: Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là: 

 

A. Chỉ  có khí màu vàng thoát ra

B. Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa

C. Chất rắn MnO2 tan dần

D. Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời MnO2 tan dần

Đáp án: D

Giải thích:

Phản ứng: MnO2 + 4HClđt0MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

→ Hiện tượng của phản ứng: Có khí màu vàng thoát ra, MnO2 tan dần.

Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ? 

A. Sản xuất thuốc trừ sâu 666, axit sunfuric.

B. Sát trùng nước sinh hoạt.

C. Tẩy trắng sợi, giấy, vải.                

D. Sản xuất kali clorat, nước Gia-ven, clorua vôi.

Đáp án: A

Giải thích:

Cl2 không được dùng để sản xuất H2SO4.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây về khí hidro clorua là không đúng?

A. Là chất khí ở điều kiện thường

B. Có mùi xốc

C. Tan tốt trong nước              

D. Có tính axit

Đáp án: D

Giải thích:

Khí hiđro clorua không có tính axit.

Câu 17: Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl ở 200C là

A. 25%

B. 37%                          

C. 20%                          

D. 50%

Đáp án: B

Giải thích:

Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl ở 200C là 37%

Câu 18: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm MgCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m1 gam kết tủa. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được m2 gam kết tủa. Biết m2 – m1 = 66,7 và tổng số mol muối trong hỗn hợp X là 0,25 mol. Phần trăm khối lượng MgCl2 trong hỗn hợp X là

A. 35,05%

B. 46,72%                                

C. 28,04%                                

D. 50,96%

Đáp án: B

Giải thích:

Theo bài ra ta có hệ phương trình:     

a+b=0,25143,5(2a+3b)58a107b=66,7a=0,15b=0,1

%mMgCl2=0,15.950,15.95+0,1.162,5.100%=46,72%

Câu 19. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

A. 0,3.                      

B. 0,4.                       

C. 0,2.                      

D. 0,1.

Đáp án: C

Giải thích:

nHCl = 0,1.0,02 = 0,002 mol

HCl   +    NaOH →   NaCl   +   H2O

0,002 → 0,002               mol

x=0,0020,01=0,2M

Câu 20: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 1,00.                    

B. 0,50.                     

C. 0,75.                    

D. 1,25.

Đáp án: A

Giải thích:

nFeO=3672=0,5mol

2HCl   +    FeO →   FeCl2   +   H2O

Theo PTHH: nHCl=2nFeO=1 mol

Câu 21. Cần dùng 300 gam dung dịch HCl 3,65% để hòa tan vừa hết x gam Al2O3. Giá trị của x là

A. 51.                       

B. 5,1.                       

C. 153.                     

D. 15,3.

Đáp án: B

Giải thích:

nHCl=300.3,65100.36,5=0,3mol

6HCl   +    Al2O3   2AlCl3   +   3H2O

0,3 →         0,05            mol                           

mAl2O3= 0,05.102 = 5,1 gam

Câu 22. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?

A. Al2O3.                  

B. CaO.                    

C. CuO.                    

D. FeO.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức oxit là M2Oa

2aHCl   +    M2Oa   2MCla   +   aH2O

Gọi số mol H2O là x (mol) nHCl = 2x (mol)

Bảo toàn khối lượng: 36,5.2x + 5,6 = 11,1 + 18.x

x = 0,1 mol

nM2Oa=0,1aM2Oa=5,60,1a=56aM=20a

a

1

2

3

M

20

40

60

Kết luận

Loại

Ca

Loại

  

Câu 23. Cho 30,00 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO phản ứng với dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của FeO trong 30,00 gam hỗn hợp X là

A. 13,2 gam.             

B. 46,8 gam.             

C. 16,8 gam.             

D. 5,6 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

2HCl   +    FeO →   FeCl2   +   H2O

2HCl   +    Fe →   FeCl2   +   H2

Theo PTHH:

nFe = nkhí = 0,3 mol mFeO = 30 – 0,3.56 = 13,2 gam.

Câu 24. Để hoà tan hết hỗn hợp Zn và ZnO phải dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19g/ml) thu được 0,4 mol khí. Phần trăm về khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu lần lượt là

A. 40% và 60%..       

B. 45% và 55%.        

C. 50% và 50%         

D. 61,6% và 38,4%.

Đáp án: D

Giải thích:

nHCl=100,8.1,19.36,5100.36,5=1,2mol

2HCl   +    ZnO →   ZnCl2   +   H2O (1)

2HCl   +   Zn →   ZnCl2   +   H2           (2)

Theo PTHH (2):

nZn=nH2=0,4mol

nHCl (2)  = 2.nZn = 0,8 mol nHCl (1) = 1,2 – 0,8 = 0,4 mol

nZnO=0,42=0,2mol

mhỗn hợp = 0,4.65 + 0,2.81 = 42,2 gam

%mZn=0,4.6542,2.100%=61,6%.

Câu 25. Cho 36,5 gam dung dịch HCl 10% vào một cốc đựng NaHCO3 dư thì thu được V lit khí ở đktc. Giá trị của x là

A. 44,8.                    

B. 4,48.                     

C. 22,4.                    

D. 2,24.

Đáp án: D

Giải thích:

nHCl=36,5.10100.36,5=0,1mol

NaHCO3  +    HCl →   NaCl   +   H2O  + CO2

                   0,1                                           0,1     mol

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 26. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D =1,2g/ml). Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là

A. 152,08 gam.         

B. 55,0 gam.             

C. 180,0 gam.           

D. 182,5 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

CaCO3  +    2HCl →   CaCl2   +   H2O  + CO2

0,5          → 1                mol

mddHCl=1.36,520.100=182,5gam.

Câu 27. Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1: 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 30% và 70%         

B. 50% và 50%.        

C. 20% và 80%         

D. 40% và 60%

Đáp án: B

Giải thích:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)

Do 2 muối thu được có tỉ lệ mol 1 : 1, giả sử CuCl2 1 mol FeCl3 1 mol.

Từ (1); (2) ta có:

nCuO=nCuCl2=1molnFe2O3=12nFeCl3=0,5molmCuO=80gmFe2O3=80g

%mCuO=%mFe2O3=50%

Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, ZnO và Al2O3 cần 400 ml dung dịch HCl 1,5M. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng?

A. 26,8 gam              

B. 24,8 gam              

C. 28,9 gam              

D. 29,5 gam

Đáp án: C

Giải thích:

Sơ đồ phản ứng:

12,4gXFeOFe3O4ZnOAl2O3+2HCl0,6molmuèi+H2O

BTNT H: nH2O=12nHCl=0,3mol

BTKL: moxit + mHCl = mmuối + mnước

mmuối = 12,4 + 0,6.36,5 - 0,3.18 = 28,9 gam.

Câu 29. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa hết với 700 ml HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m
A. 16,0                     

B. 23,4.                     

C. 14,4                     

D. 24,0.

Đáp án: D

Giải thích:

nHCl = 0,7 mol nH2=0,15mol

- BTNT H:

nHCl=2nH2+2nH2OnH2O=nHCl2nH22=0,72×0,152=0,2molnO=0,2mol

- Lại có:

mX=mFe+mO20=mFe+0,2×16mFe=16,8gnFe=0,3molnFe2O3=0,15mol

Vậy mrắn = 0,15.160 = 24 gam.

Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg trong không khí thu được hỗn hợp oxit X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch axit HCl hòa tan hết được X là

A. 250 ml.                 

B. 100 ml.                 

C. 150 ml.                 

D. 500 ml.

Đáp án: A

Giải thích:

Sơ đồ phản ứng:

ZnMg+O2XZnOMgO+VmlHCl  1M

- Giả sử chỉ có Zn  nZn = 0,09 mol 

 nHCl = 0,18  V = 180 ml

- Nếu chỉ có Mg  nMg = 0,24 mol 

 nHCl = 0,48  V = 480 ml

 180 ml < VHCl < 480 ml

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Sơ lược về hợp chất có oxi của clo có đáp án

Trắc nghiệm Flo – brom - iot có đáp án

Trắc nghiệm Oxi - ozon có đáp án

Trắc nghiệm Lưu huỳnh có đáp án

Trắc nghiệm Hidro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit có đáp án

1 1,227 23/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: