Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 89 | Kết nối tri thức Ngữ văn 10
Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 89 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 10 Thực hành tiếng Việt trang 89.
giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Thực hành tiếng Việt trang 89
Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- HS nhận biết được các loại phương tiện phi ngôn ngữ, cách trình bày và tác dụng của những phương tiện đó trong văn bản thông tin.
- HS sử dụng được các phương tiện phi ngôn ngữ để tạo lập văn bản thông tin.
2. Về năng lực
- Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động học tập.
- Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua các hoạt động học tập nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt.
3. Về phẩm chất
- HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5P) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ gợi dẫn định hướng nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: |
|
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức trò chơi: “Đoán ý đồng đội” + Luật chơi như sau: GV cung cấp 5 từ khóa (khiếm thính, hoa đào, Hồ Gươm, tầng ozone, Nguyễn Trãi). 01 HS dùng ngôn ngữ cơ thể/ vẽ tranh để biểu thị cho các bạn HS trong lớp đoán từ khóa; không được phép nói, nếu nói là phạm luật. Nếu HS trả lời sai thì nhường cơ hội cho HS khác. Trường hợp từ khóa khó, HS có thể nhờ bạn hỗ trợ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân. - GV theo dõi, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả - 01 HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá. - GV chốt kiến thức, dẫn vào bài mới: Các phương tiện phi ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong các văn bản thông tin. Để sử dụng được các phương tiện phi ngôn ngữ một cách hiệu quả, hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. |
* HS đoán được các từ khóa cho sẵn: khiếm thính, hoa đào, Hồ Gươm, tầng ozone, Nguyễn Trãi. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10P) a. Mục tiêu: Nhận biết được các loại phương tiện phi ngôn ngữ, cách trình bày và tác dụng của những phương tiện đó trong văn bản thông tin. b. Nội dung: Bài tập số 1 SGK/tr.89 c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm (4 – 6 người) để hoàn thành bài tập số 1/ SGK tr.89) Bài 1. Quan sát hình ảnh (trang 86) trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” và cho biết: a. Những thông tin gì được cung cấp trong hình ảnh? b. Các thông tin đó được trình bày như thế nào? c. Tác dụng của hình ảnh này là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm. - GV theo dõi, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả - 01 nhóm HS trình bày; các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu,... được sử dụng trong văn bản. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn. |
Bài 1 (SGK/tr.89) a. Hình ảnh trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” có các thông tin: - Các con số thể hiện các mốc thời gian từ năm 1979 đến năm 2019. - Hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực. - Thang đơn vị biểu thị độ dày của lớp ozone trong khí quyển. b. Các thông tin đó được trình bày trực quan, hệ thống. c. Tác dụng của hình ảnh: - Cho thấy sự thay đổi của các lỗ thủng tầng ozone, trong đó có thể nhận thấy xu hướng tăng dần của diện tích lỗ thủng tầng ozone và sự giảm dần độ dày của lớp ozone trong khí quyển qua các năm và những dấu hiệu lạc quan vào năm 2019, khi lỗ thủng tầng ozone cơ bản đã phục hồi độ dày của năm 1979 nhờ những nỗ lực hợp tác toàn cầu. 🡪 Giúp người đọc nắm bắt thông tin một cách hiệu quả. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 10 Friends Global năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Toán 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tin học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)