Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 112 | Kết nối tri thức Ngữ văn 10

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 112 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 10 Thực hành tiếng Việt trang 112.

1 361 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh hiểu được cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

- Học sinh hiểu được cách sử dụng trích dẫn và ghi cước chú.

2. Về năng lực

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để giải bài tập.

3. Về phẩm chất: Trung thực, chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân. Có ý thức ôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu hoạt động:

Học sinh hiểu được một số kiến thức về trích dẫn trong văn bản và phần bị tỉnh lược trong văn bản.

Học sinh vận dụng kiến thức đã tìm hiểu để trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

b. Nội dung thực hiện:

Học sinh trả lời câu hỏi liên quan đến trích dẫn trong văn bản và phần bị tỉnh lược trong văn bản.

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập:

Câu 1. Em hãy so sánh giữa hình thức trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp trong văn bản?

Câu 2.Hãy xác định hình thức trích dẫn được sử dụng trong các ví dụ sau:

a. Mỗi khi bắt đầu câu chuyện, “Bok Sung gõ ống điếu xuống sàn nhà” [5, tr.59]. Và “Ông cụ (Mết) gõ ống điếu lên đầu ông Táo” [5, tr.145]… Bắt đầu vào chuyện bao giờ cũng vậy, khi người kể gõ gõ ống điếu thì mọi âm thanh phải ngưng bặt, “vở diễn sẽ được bắt đầu.

[5] Nguyên Ngọc (1999), Tháng Ninh Nông, Nxb Đà Nẵng.

(Trích Văn học với văn hóa kể khan Tây Nguyên, Đặng Văn Vũ, tạp chí ĐHSP TP HCM, số 23/2010).

b. Khi nói về đức tính giản dị của Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: Giản dị trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, trong cách cư xử, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và chữ viết, vì lợi ích của quần chúng để hiểu, nhớ và làm (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tri của thời đại).

Câu 3.Tác dụng của việc tỉnh lược trong văn bản là gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu

Thời gian: 10 phút

Chia sẻ: 3 phút

Phản biện và trao đổi: 2 phút

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức

Gợi ý câu trả lời:

Câu 1.

Trích dẫn trực tiếp

Trích dẫn gián tiếp

Giống nhau

- Sử dụng trong văn bản nhằm trình bày những quan điểm, ý kiến từ các tài liệu mà người viết đã tham khảo trong quá trình tạo lập văn bản để hỗ trợ làm rõ cho ý kiến, quan điểm của mình.

Khác nhau

- Trích nguyên văn.

- Đặt trong dấu ngoặc kép.

- Diễn đạt lại theo cách viết của mình, trung thành với văn bản gốc.

- Không cần đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 2: a. Trích dẫn trực tiếp.

b. Trích dẫn gián tiếp.

Câu 3: Tác dụng của việc tỉnh lược một số thông tin trong văn bản nhằm giúp cho văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 361 08/01/2024
Mua tài liệu