Giáo án Mùa xuân chín | Kết nối tri thức Ngữ văn 10

Với Giáo án Mùa xuân chín Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 10 Mùa xuân chín.

1 947 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh nêu một số thông tin về phong trào Thơ Mới.

- Học sinh nêu một số thông tin về tác giả và tác phẩm.

- Học sinh phân tích nhan đề bài thơ “Mùa xuân chín”

- Học sinh xác định hình ảnh, từ ngữ thể hiện được trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ

- Học sinh phân tích ngôn từ của bài thơ trong việc thể hiện ý nghĩa các hình ảnh thơ

- Học sinh mô tả các ngắt nhịp và gieo vần của bài thơ từ đó so sánh cách gieo vần và ngắt nhịp trong một số thể thơ khác đã học

- Học sinh xác định mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, từ đó phân tích được hình tượng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, chỉ ra mối quan hệ giữa vần, nhịp, hình ảnh, từ ngữ và mạch cảm xúc trong bài thơ

2. Về năng lực

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản thơ ca

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ, đoạn thơ, hình ảnh hoặc mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ

3. Về phẩm chất: Học sinh biết trân trọng cái đẹp, thấu hiểu nỗi niềm và cảm xúc giao cảm với cuộc đời của thi sĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung thực hiện:

GV hỏi HS

HS chia sẻ và trả lời

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên đặt câu hỏi

- Con có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà con đã từng đọc?

- Điều gì khiến con có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài học.

Gợi ý phần trả lời của HS

- Một số bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Vội vàng,…

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu hoạt động:

Học sinh nêu một số thông tin về phong trào Thơ Mới.

Học sinh nêu một số thông tin về tác giả và tác phẩm.

Học sinh phân tích nhan đề bài thơ “Mùa xuân chín”

Học sinh xác định hình ảnh, từ ngữ thể hiện được trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ

Học sinh phân tích ngôn từ của bài thơ trong việc thể hiện ý nghĩa các hình ảnh thơ

Học sinh mô tả các ngắt nhịp và gieo vần của bài thơ từ đó so sánh cách gieo vần và ngắt nhịp trong một số thể thơ khác đã học

Học sinh xác định mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, từ đó phân tích được hình tượng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, chỉ ra mối quan hệ giữa vần, nhịp, hình ảnh, từ ngữ và mạch cảm xúc trong bài thơ

b. Nội dung thực hiện:

Học sinh hoàn thiện phiếu học tập tìm hiểu chung về phong trào Thơ mới, tác giả và tác phẩm

Học sinh thực hành thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếuđể tìm hiểu về những đặc điểm và cảm nhận của cá nhân trong bài thơ Mùa xuân chín

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 947 08/01/2024
Mua tài liệu