Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 58 | Kết nối tri thức Ngữ văn 10

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 58 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 10 Thực hành tiếng Việt trang 58.

1 437 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh phát hiện các lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ

- Học sinh sửa được các lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ

- Học sinh thực hành giải bài tập vận dụng trong sách giáo khoa

- Học sinh vận dụng để tạo lập văn bản không mắc lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ

2. Về năng lực: Vận dụng năng lực ngôn ngữ để phát hiện các lỗi sai và sửa lại cho đúng.

3. Về phẩm chất: Yêu Tiếng Việt và ý thức sử dụng từ chuẩn xác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung thực hiện:

GV chiếu các đoạn trên báo chí, văn bản có sử dụng lỗi sai về dùng từ, trật tự từ gây hiểu lầm

HS phát hiện và chỉ ra những điều chưa chính xác dễ gây hiểu lầm

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu và cho HS đọc

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên dẫn dắt vào bài học

Gợi ý các đoạn ngữ liệu có thể sử dụng

Ngữ liệu 1. Trong bài Kiên quyết xử lý nếu trồng cây "nguyên bầu" là sai quy trình (Báo Hànộimới, ngày 16/6/2015), bài báo có tới 5 câu không có dấu chấm câu ở cuối câu, cuối đoạn.

Bài báo Nguyên Phó BTC Quận ủy Cầu Giấy lĩnh án 12 năm tù trên tờ Petrotimes lại có câu “Người bị truy tố về tội không tố giác tội phạm”. Thực ra, đây chưa phải là câu hoàn chỉnh theo chuẩn tiếng Việt, vì câu này thiếu vị ngữ; cụm từ “bị truy tố về tội không tố giác tội phạm” mới chỉ là định ngữ cho danh từ “người” chứ chưa thể là vị ngữ của câu. Có thể người viết định diễn đạt theo ý đây là thành phần chú thích cho câu trước đó “Trước khi tuyên án, Hội đồng xét xử tập trung làm rõ hành vi của bị cáo Nguyễn Quốc Văn (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại tổng hợp và kinh doanh bất động sản)”, nhưng khi viết, đáng lẽ ra phải dùng dấu phẩy thì lại dùng dấu chấm để tách câu dẫn đến sai ngữ pháp.

Ngữ liệu 2.Sau khi kết thúc Đại hội điểm Ban Thường vụ tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm phát huy những việc làm tốt, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho các chi bộ, đảng bộ đại hội sau” (Tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ - báo Hànộimới, ngày 17/6/2015).

Người đọc có thể thắc mắc, không hiểu “rút kinh nghiệm phát huy” là gì, “tồn tại” là gì ? Hóa ra, người viết quên (?) đánh dấu phẩy sau từ “kinh nghiệm” nên đã tạo thành một cụm từ lạ, khó hiểu là “rút kinh nghiệm phát huy”; còn “tồn tại” là cái đang có, cái còn lại thì tác giả lại dùng theo nghĩa là hạn chế, nhược điểm.

Ngữ liệu 3. Trên Việt Nam Nét (dẫn theo Trí Thức Trẻ), ngày 9/6/2015, trong bài Lệ Rơi phản pháo Đàm Vĩnh Hưng, có câu “Mỗi người có một yếu điểm khác nhau và cái tài, cái duyên khác nhau”. Ở đây, đáng lẽ dùng từ “điểm yếu” (hạn chế, nhược điểm, mặt yếu) thì tác giả lại dùng từ“yếu điểm” (điểm chính, điểm trọng yếu).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 437 08/01/2024
Mua tài liệu