Giáo án Củng cố, mở rộng trang 33 | Kết nối tri thức Ngữ văn 10

Với Giáo án Củng cố, mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 10 Củng cố, mở rộng trang 33.

1 160 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Những yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản nghị luận :

- Luận về sáng rõ, hệ thống luận điểm chặt chẽ.

- Lập luận chặt chẽ; kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng

- Giọng điệu khách quan, khoa học, thuyết phục

- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một bài văn nghị luận

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Về văn học:

+ Sáng tác của Nguyễn Trãi được coi là tập đại thành của văn học nước nhà, trải dài trên nhiều thể loại, và ở thể loại nào Nguyễn Trãi cũng để lại những kiệt tác.

+ Nguyễn Trãi đã góp phần làm phong phú kho tàng văn chính luận bằng những tác phẩm đạt đến độ mẫu mực.

+ Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách thuần thục thể thơ Đường luật trong các tác phẩm của mình, đồng thời sáng tạo ra một thể thơ riêng của dân tộ,c đó là thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn.

+ Nguyễn Trãi sử dụng rất nhiều những hình ảnh thân thuộc, bình dị của đời sống, khác với văn chương trung đại tôn thờ ở những hình ảnh mỹ lệ, kỳ vĩ tượng trưng. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ là những cảnh kỳ vĩ, hùng tráng mà còn có cả những cảnh giản dị, đời thường.

+ Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi đậm đà màu sắc dân tộc; ông sử dụng rất nhiều những từ láy, thành ngữ, tục ngữ, thi liệu từ trong ca dao.

- Về các lĩnh vực khác: Chị đóng góp về mặt văn học Nguyễn Trãi còn có những đóng góp trên các lĩnh vực văn hóa khác như:

+ Lịch sử với cuốn “Lam Sơn Thực Lục”

+ Địa lý với cuốn “Dư địa chí”

+ Quân sự, chính trị với tập “Quân Trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô sách”.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi:

Sóc phong xung hải khí lăng lăng,

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.

Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.

Quan hà bách nhị do thiên thiết,

Hào kiệt công danh thử địa tằng.

Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,

Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

- Bài thơ gồm có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.

- Gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,và 8; chủ yếu gieo vần bằng (trong bài “Bạch Đằng hải khẩu”, Nguyễn Trãi gieo vần “ăng”)

- Bài thơ thuộc thể bằng (tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng - “phong”).

- Đảm bảo đúng luật bằng - trắc: “nhất - tam - ngũ bất luận, nhị - tứ - lục phân minh”, tức tiếng thứ 2 và tiếng thứ 6 trong dòng thơ phải khác thanh với tiếng thứ 4. Ví dụ, trong câu thơ thứ nhất, gieo thanh ở tiếng thứ 2,4 và 6 là: Bằng - Trắc - Bằng.

- Niêm luật: gieo thanh của câu 1 giống với câu 8 (bằng - trắc - bằng), câu 2 giống câu 3 (trắc- bằng - trắc), câu 4 giống câu 5 (bằng - trắc - bằng), câu 6 giống câu 7 (trắc - bằng - trắc).

- Bài thơ kết cấu theo 4 phần: 2 câu Đề (giới thiệu cảnh Bạch Đằng), 2 câu Thực (miêu tả cảnh Bạch Đằng), 2 câu Luận (suy tưởng về địa thế núi non và anh hùng trên sông nước Bạch Đằng), 2 câu Kết (kết luận, nghĩ về thế sự).

- Luật đối: đối thanh và đối nghĩa giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 160 lượt xem
Mua tài liệu