Từ “giọt” trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người thì cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân

Trả lời câu 2 trang 93 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 7.

1 4,985 19/10/2022


Giải Soạn văn 7 - Kết nối tri thức: Thực hành tiếng Việt trang 92

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Từ “giọt” trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người thì cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân và có người giải thích là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

                               Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng 

Trả lời:

Cụm từ “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi…Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân.

Xem thêm các bài giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ “giọt” trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người thì cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân

Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất. Hãy cho biết tác dụng

1 4,985 19/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: