Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) trang 16 (Kết nối tri thức)
Với soạn bài Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) Kết nối tri thức
Các vấn đề trong đời sống luôn đa dạng, phức tạp và thường được đánh giá khác nhau, tùy cách nhìn nhận của mỗi người. Sự trung thực của con người thể hiện thái độ biết tán thành những ý kiến đúng, phản ánh những ý kiến sai trái. Phần viết của bài học này yêu cầu các em bàn luận về một vấn đề trong đời sống, theo hướng trình bày ý kiến tán thành. Sự tán thành dĩ nhiên phải đặt dựa trên cơ sở những nguyên tắc ứng xử và nền tảng đạo lí thích hợp, cũng như sức thuyết phục của ý kiến tùy thuộc vào những lí lẽ và bằng chứng được sử dụng.
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành):
- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.
- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận
- Đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành đó là có căn cứ.
Phân tích bài viết tham khảo
1. Nêu vấn đề nghị luận
“Vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của mỗi con người”.
2. Nêu các ý kiến đáng quan tâm về vấn đề
- ‘Gia đình cũng là một trường học”
- “ Nếu vậy còn đâu sự phân biệt gia đình và nhà trường nữa, trong khi gia đình- nhà trường- xã hội là ba môi trường khác nhau”.
- “ Hồng Minh nghĩ sao về những bạn có hoàn cảnh thiệt thòi, cơ nhỡ vì không được lớn lên trong một mái ấm gia đình?”
3. Người viết tán hành ý kiến đã nêu
4. Sử dụng lí lẽ
5. Nêu bằng chứng
6. Khẳng định lại sự tán thành ý kiến
1. Thực hành viết theo các bước:
a. Lựa chọn đề tài
Để lựa chọn đề tài cho bài viết, em có thể lựa chọn các vấn đề sau và hình dung từ các vấn đề đó, nảy sinh những ý kiến đúng đắn, cần thể hiện sự tán thành:
- Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người?
-Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
- Ham mê chơi điện tử, nên hay không nên?
b. Tìm ý
Sau khi xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi sau:
- Vấn đề gì được nêu ra để bàn luận?
- Vấn đề gợi ra những cách hiểu nào?
- Ý kiến nào đáng quan tâm nhất?
- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
- Những lí lẽ, bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
c. Lập dàn ý
- Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó
- Thân bài:
+ Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận
+ Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:
Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
….
- Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.
2. Viết bài.
a. Mở bìa
- Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Mở bài cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
b. Thân bài
- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề.
- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.
- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
c. Kết bài
Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống. Phần kết bài nên viết trọn vẹn ý của đoạn văn.
3. Chỉnh sửa bài viết
Đọc và rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành).
Bài viết tham khảo
Có ý kiến cho rằng: “Một giọt máu cho đi- Một cuộc đời cho lại”, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Hiến máu cứu người một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân thương ái của dân tộc ta. Là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọt máu quý giá để duy trì sự sống. Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ những người cần đến nó. Hiến máu cứu người chính là một nghĩa cử cao đẹp. Khi ta trao đi những giọt máu, tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng lại đem lại hi vọng cho những người cần máu gấp như các bệnh nhân gặp tai nạn giao thông, các ca ghép tạng, cần rất nhiều máu… hãy có thể duy trì sự sống cho những em bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Nhớ những giọt máu chúng ta cho đi đã đem lại niềm tin và hi vọng sống cho họ.
Nhìn lại những gì mà máu được hiến đem lại những kết quả tích cực chúng ta không thể phủ nhận vai trò của việc hiến máu cứu người. Hành trình đỏ, câu lạc bộ máu sống, câu lạc bộ máu đỏ là những chương trình tích cực tham gia vận động hiến máu nhân đạo và đã đạt được những thành công nhất định. Năm 2014, Hành trình đỏ đã tổ chức 33 ngày hội hiến máu với sự đăng ký kỉ lục là 25000 tình nguyện viên, học sinh, nhân dân tham gia hiến máu. Tiếp nhận được 16 219 đơn vị máu, góp phần bổ sung cho các bệnh viện trên cả nước, góp phần đảm bảo máu sống cho các bệnh viện. Nhớ lại năm 2010, tại bệnh viện phụ sản trung ương, nhờ nguồn máu cung cấp đã cứu sống chị Trần Thị Lan bị băng huyết, mất máu nghiêm trọng. Hay năm 2013 anh Phan Văn Tuấn trên đường đi từ Hà Nam tới Hà Nội bị tân nan chấn thương sọ não được đưa tới bênh viện, cũng nhờ nguồn máu dư trữ mà anh đã qua khỏi, còn nhiều trường hợp khác nhau nhờ máu nhân đạo đã có cơ hội sống. Nhờ vậy đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân mà còn là niềm vui cả xã hội.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5
Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức