Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam trang 12 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 35567 lượt xem
Tải về


Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Trả lời:

- Khi trò chuyện với người khác, đã rất nhiều lần em sử dụng tục ngữ trong giao tiếp.

- Ví dụ: Ngoài học thầy cô trên lớp, về nhà có bài nào em chưa hiểu hay chưa giải được em đều nhờ Hoa chỉ giúp. Nhờ có Hoa mà em đã tiến bộ rất nhiều trong học tập. Đúng là học thầy không tày học bạn.

=> Việc dùng tục ngữ “học thầy không tày học bạn” để thấy được tầm quan trọng của việc học hỏi bạn bè.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Theo em vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Trả lời:

Người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày khiến cho cuộc giao tiếp trở nên phong phú hơn, tránh nhàm chán. Đồng thời, việc sử dụng tục ngữ trong giao tiếp sẽ giúp cho câu nói được gây ấn tượng.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ. 

Trả lời:

Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là:

- Phản ánh những kinh nghiệm được đúc kết về moi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội).

- Là lời khuyên răn, kinh nghiệm sống mà đời trước muốn truyền lại đến đời sau…

- Thể hiện triết lí dân gian của dân tộc.

2. Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ. 

Trả lời:

 Đều có sự xuất hiện của những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày nhờ đó mà tục ngữ dễ đi vào kí ức của người đọc, người nghe.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Một số câu tục ngữ Việt Nam

Văn bản đã phản ánh những kinh nghiệm được đúc kết từ mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), những kinh nghiệm sống mà trời trước muốn truyền lại cho người sau.

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Trả lời:

- Các câu tục ngữ trên thường có 6,7 hoặc 8 tiếng.

→ Các câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong 15 câu tục ngữ trên, những câu gieo vần là:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới

- Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Muốn làm nghề, chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

→ Tác dụng của việc gieo vần khiến cho câu tục ngữ trở nên sinh động, dễ đọc dễ nhớ, dễ truyền đạt, đúc kết tri thức, kinh nghiệm ssống thực tiễn của nhân dân.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Trả lời:

- Câu tục ngữ trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được

dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt là:

Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự là:

Ăn quả nhớ trẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ đem dây mà trồng

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong các câu tục ngữ trên, cấu trúc ngôn từ có sự cân đối

Ví dụ: vế trước 4 chữ, vế sau cũng 4 chữ

Vế trước có 3 chữ, vế sau cũng có 3 chữ…

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu tríc của một câu tục ngữ khiến cho câu tục ngữ có nhịp điệu, dễ thuộc, dễ nhớ và dễ truyền tải thông điệp.

Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Trả lời:

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên thepo những chủ đề:

+ Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống về tự nhiên

+ Tục ngữ phản ánh về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

+ Tục ngữ thể hiện triết lí dân gian của dân tộc.

Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Trả lời:

 Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa trực tiếp:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

- Kiến bay vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới.

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang,

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

- Muốn làm nghề, chớ nề học hỏi.

Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ:

- Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Trả lời:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ 11 và 12 không loại trừ nhau:

+ Câu tục ngữ 11: phải biết ơn người thầy đã có công dạy dỗ mình, không có thầy sẽ không có chúng ta ngày hôm nay.

+ Câu tục ngữ 12: Học thầy thôi chưa đủ, học bạn bè cũng giúp chúng ta tiến bộ hơn rất nhiều.

→ Cần biết ơn tới những người dã có công dạy dỗ chúng ta nên người, bên cạnh học thầy thì cũng nên học hỏi bạn bè, chỉ có vậy mới khiến chúng ta học hỏi và tiến bộ không ngừng.

Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Trả lời:

Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì nó đúng và có thể vận dụng vao thực tiễn cuộc sống.

* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.  

Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người, trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (Mẫu 1)

A. Xin chào, dạo này em làm ở đâu rồi?

B. Dạ dạo này em đi học làm tóc ở quán nổi tiếng nhất huyện mình đó anh.

A. Em học nghề lâu chưa? Có gặp khó khăn gì không?

B. Em học được vài tháng nay rồi ạ. Chủ quán cắt tóc em giỏi và nổi tiếng lắm ạ nên nhiều khi có một số vấn đề em không dám hỏi và trao đổi.

A. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi em ạ, mình không biết thì phải hỏi để tích lũy kinh nghiệm, rồi mới thành thợ chính được. Em cố gắng nhé!

B. Dạ, em cám ơn anh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Soạn bài Con hổ có nghĩa

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 22

Soạn bài Thực hành đọc: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

1 35567 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: