Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến trang 6,7,8 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 36,518 19/10/2022
Tải về


Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?

Trả lời:

Câu chuyện về rùa và thỏ. Vào một ngày nọ, Thỏ đang tung tăng dạo chơi thì thấy chú Rùa đang bước đi chậm chạp trên đường. Thấy vậy., Thỏ liền thách thức chạy đua với Rùa. Thỏ nghĩ mình có cặp chân dài sải bước, cứ ung dung đùa hoa bắt bướm, chạy 1 tí là tới đích. Trái lại với Thỏ, Rùa lại miệt mài chạy. Một lúc sau, khi vừa tỉnh giấc, Thỏ đã thấy Rùa gần chạm đích, lúc này Thỏ mới co chân mà chạy nhưng vẫn không kịp. Như vậy, Rùa đã giành chiến thắng ở cuộc thi này và khiến Thỏ vô cùng xấu hổ.

Bài học rút ra:

- Không nên quá tự tin vào bản thân

- Không nên bất cẩn

- Cần nghiêm khắc với bản thân và làm việc có kỉ luật

Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”.

Trả lời:

“Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”

- Phê phán những người không biết khiêm tốn, luôn vỗ ngực là mình biết nhiều, hiểu rộng, nhưng đến khi được tiếp cận thế giới bên ngoài họ mới nhận ra mình chả là cái gì cả.

-  Kiến thức của mỗi người giống như những hạt cát nhỏ giữa sa mạc nên cần học hỏi và trau dồi, không nên tự tin thái quá về bản thân.

* Đọc văn bản

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

1. Theo dõi: Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ.

Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ là ba trăm quan.

2. Theo dõi: Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường.

Khi nhận được lời khuyên của người qua đường, người thợ mộc đều cho là phải, cho rằng lời khuyên đó là đúng là hợp lí và đã làm theo.

3. Suy luận: Vì sao người thợ mộc không bán được cày?

Người thợ mộc không bán được cày vì cày anh đẽo to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán.

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

1. Theo dõi: Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa. 

Trả lời:

Sự khác nhau giữa môi trường sống của ếch và rùa là:

- Ếch sống trong một cái giếng sụp, không gian nhỏ bé.

- Rùa sống ở biển bông, bao la bát ngát.

2. Theo dõi: Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng. 

Trả lời:

Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng vì được sống trong môi trường mênh mông, ngàn dặm , mực nước không bị ảnh hưởng bởi lụt hay hạn hán.

3. Theo dõi: Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển. 

Trả lời:

Khi nghe về biển, ếch vô cùng ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt và bối rối.

Văn bản 3: Con mối và con kiến

1. Theo dõi: Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?  

Trả lời:

Mối có thái độ cười cợt, chế giễu khi thấy kiến làm việc vất vả

2. Theo dõi: Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

Trả lời:

Kiến phản đối lối sống của Mối, cho rằng cuộc sống mưu sinh là vô cùng khó khăn, có làm mới có ăn, sống mà chỉ muốn ăn như Mối thì sẽ có ngày tự mình hại mình mà thôi.

3. Theo dõi: Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Trả lời:

Lối sống của Mối gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng “Nhà kia đổ xuống đi đời các anh”.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

Bài văn đã phê phán mạnh mẽ những người không có chính kiến, không có lập trường quan điểm riêng. Tuy nhiên cũng không nên bảo thủ mà hãy sẵn sàng tiếp thu những cái mới, cái đúng và phù hợp để bản thân trở nên hoàn thiện hơn.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến Kết nối tri thức (ảnh 1)

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

Bài văn ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Mỗi người cần khiêm tốn, học hỏi không ngừng để phát triển bản thân.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến Kết nối tri thức (ảnh 1)

Văn bản 3: Con mối và con kiến

Bài văn phê phán lối sống buông thả lười nhác của Mối, chỉ có sự chăm chỉ cần mẫn làm việc mới tạo nên sự phát triển bền vững.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?

Trả lời:

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”:

- Người thứ nhất nói “Phải đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày”, anh thợ mộc cho là phải, liền làm theo.

- Người thứ 2 lại nói “có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”, không đắn đo anh đợ mộc cũng liền làm theo

- Người thứ 3 nói “Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày tinh bằng voi cả. Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”. Thấy hợp lí, anh thợ mộc liền làm theo để bán.

→ Bao ngày tháng trôi qua, vẫn chưa thấy khách nào mua của anh cả

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?

Trả lời:

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ giữ thái độ niềm nở và gửi lời cảm ơn đến mọi người vì đã góp ý. Tuy nhiên bản thân mình cũng nên bày tỏ quan điểm cá nhân và giữ vững lập trường trước những lời khuyên đó.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?

Trả lời:

Ếch cảm thấy sung sướng khi ‘có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá. Ngó lại phía sau, thấy những con loăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi. Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa?”

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật?

Trả lời:

Sự khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

- Ếch sống ở đáy một cái giếng, chỗ ở bị hạn chế với việc tiếp xúc bên ngoài

- Rùa sống ở ngoài biển bao la, mênh mông, tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều nên vốn hiểu biết cũng được rộng mở.

→ Sự khác biệt đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và cảm xúc của ếch và rùa.

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”?

Trả lời:

Ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối” vì những điều Rùa nói quá mới mẻ, ếch chưa từng được trải qua, thấy Rùa hiểu biết còn mình thì sống trong môi trường chật hẹp. Đồng thời, Ếch cảm thấy mình thật nhỏ bé khi đứng trước mặt rùa, những điều mình thấy và trải qua chưa là gì so với cuộc sống ngoài biển mênh mông của Rùa cả.

Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?

Trả lời:

Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ rõ nét qua các lời thoại của chúng:

- Mối lười nhác, quen với cuộc sống “chẳng hề khó nhọc” mà vẫn “béo trục béo tròn”.

- Kiến chăm chỉ ngày đêm làm việc, quan niệm sống rất rõ ràng “có làm thì mới có ăn”.

Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho Kiến. Em khẳng định như vậy vì: kiến chăm chỉ và ngay thẳng, không ai có thiện cảm với kẻ lười nhác, hay ăn lười làm bao giờ cả.

Câu 8 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.

Trả lời:

Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến: Đều phê phán những sai lầm, những thói hư tật xấu của con người, để răn dạy và eust ra bài học đạo lí, kinh nghiệm sống.

* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường (Mẫu 1)

Hôm nay là ngày lễ hallowen do trường em tổ chức. Trường yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị các trang phục phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ngày này. Chúng em đều vô cùng háo hức, chuẩn bị từ quần áo, giày dép và các phụ kiện như: đèn bí đỏ, mũ phù thủy, chổi… Em được mẹ chuẩn bị cho rất nhiều quần áo, đúng 7 giờ, Lam và Hoa đã đến nhà rủ. Thấy em mặc bộ quần áo bí đỏ, Lam nói: “Tớ thấy bộ này không hợp với cậu lắm, nó quá màu mè”. Em liền thay bộ thứ hai, Hoa lại nói “Bộ đồ này quá tối, cậu sẽ không được nổi bật”. Thấy vậy, mẹ em nói “Con không nên đẽo cày giữa đường như vậy, con mặc bộ đồ nào cũng được miễn sao con thấy tự tin và thoải mái thì bộ đồ đó chắc chắn sẽ đẹp”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Soạn bài Con hổ có nghĩa

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 22

Soạn bài Thực hành đọc: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

1 36,518 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: