Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 22 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 22 Tập 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 2,176 27/01/2023
Tải về


Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 22 Tập 2

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:

Phương diện so sánh

Truyện ngụ ngôn

Tục ngữ

Loại sáng tác

 

 

Nội dung

 

 

Dung lượng văn bản

 

 

Trả lời:

Phương diện so sánh

Truyện ngụ ngôn

Tục ngữ

Loại sáng tác

Thuộc nhóm truyện dân gian

Thuộc sản phẩm đúc kết từ  nhận thức của nhân dân.

Nội dung

Mượn các hình ảnh, lời nói, hành động…của loài vật để ẩn ý chỉ con người. Có mục đích giáo dục, răn đe, khuyên răn, hướng con người tới những điều tốt đẹp.

Phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Dung lượng văn bản

Kết cấu ngắn, mang hàm ý sâu sắc

Kết cấu ngắn

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Sưu tầm và ghi lại những câu tục ngữ em đã nghe hoặc đọc vào vở hoặc 1 cuốn sổ nhỏ (nên chia các câu tục ngữ đó theo nhóm chủ đề)

Trả lời:

Một số câu tục ngữ mà em đã được nghe là:

- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.

- Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt.

- Ăn có mời, làm có khiến.

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những chuyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này.

Trả lời:

“Hai năm học nói, cả đời học lắng nghe”

Có một người đã từng nói với tôi “Trời ban tặng cho con người hai tai, hai mắt nhưng chỉ có một cái miệng, chính là muốn con người nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn và nói ít đi”. Quả đúng là như vậy, khi đọc xong các truyện ngụ ngôn tôi càng thấy câu nói đó thật đáng ngẫm. Nếu anh thợ mộc trong “đẽo cày giữa đường” biết lắng nghe, có lập trường vững vàng hơn thì sẽ không phải dẫn đến kết cục bi thảm “bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch”. Hay chú ếch trong “ếch ngồi đáy giếng”, nếu chịu khó lắng nghe, không vỗ ngực khoe những điều chú cảm thấy sung sướng thì khi nghe Rùa kể về biển mênh mông, rộng lớn, Ếch sẽ không phải ngạc nhiên, thu mình rồi bối rối, hoảng hốt như vậy. Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết lắng nghe, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta học hỏi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.

Trả lời:

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng.

Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết. Đúng là “tham thì thâm” mà, thật đáng đời!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Soạn bài Con hổ có nghĩa

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Thực hành đọc: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

1 2,176 27/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: