Soạn bài Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người trang 48 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 6271 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

Trong những thập niên gần đây, công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc. Thành tựu đã giúp con người có niềm tin và động lực quyết biến ước mơ thành hiện thực. Nhưng, phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nó? Tương lai sẽ ra sao nếu công nghệ không tiếp tục phát triển? Em hãy cùng các bạn thảo luận nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về vai trò của công nghệ trong đời sống của con người.

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Nội dung xoay quanh các vấn đề về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

- Tìm hiểu thêm các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi.

- Sắp xếp các ý tìm được theo trình tự hợp lí.

b. Tập luyện

Việc trình bày ý kiến đạt kết quả tốt, cần tập luyện theo những gợi ý sau:

- Có thể nói một mình hoặc trong nhóm học tập để nhờ các bạn góp ý.

- Điều chỉnh thời gian trình bày sao cho phù hợp với quy định để không ảnh hưởng đến thời gian chung của cuộc thảo luận.

2. Trình bày nói

Khi trình bày nói cần chú ý các điểm sau:

- Nêu được bản chất của vấn đề (công nghệ sẽ ngày càng phát triển và tác động đến đời sống) và những ý kiến khác nhau về vấn đề đó (công nghệ sẽ hỗ trợ hay làm giảm khả năng sáng tạo của con người…)

- Trình bày sự ảnh hưởng hai mặt của công nghệ đối với đời sống con người.

- Khái quát lại nội dung vừa trình bày và nhấn mạnh ý kiến cá nhân.

3. Sau khi nói

Trao đổi theo gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

- Nhận xét về ý kiến trình bày: nội dung, cách thức trình bày. Khi nhận xét về nội dung, cần hướng vào ý kiến trình bày, không sa đà vào những vấn đề không liên quan.

- Tranh luận để bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của người nói.

- Bổ sung những thông tin em biết về vấn đề được nói đến

- Tiếp thu nếu thấy những ý kiến góp ý là xác đáng.

- Trao đổi lại với những ý kiến thống nhất cũng như ý kiến khác biệt với mình.

- Tranh luận, dùng những lí lẽ thuyết phục để bảo vệ quan điểm hợp lí trong ý kiến trình bày của em.

- Tự rút kinh nghiệm sau quá trình thảo luận.

 Bài viết tham khảo:

Nói đến văn nghệ từ lâu đã là thành một đề tài nóng bỏng cả trong nước và ngoài nước nhưng nếu nói đến văn nghệ trong cuộc sống thì lại là đề tài được bàn luận không chỉ sôi nổi trên các diễn đàn trong các bài phân tích cũng đã nói khá nhiều về điều này bởi vì không thể phủ nhận được tầm quan trọng của ngay cả đối với chúng ta tuy chưa thực sự được nói lên ý kiến riêng mình nhưng qua các tác phẩm đó mà chúng ta tuy chưa thấu hiểu hết được nhưng đã phần nào cảm nhận về điều đó.Và nếu cho tôi nhận về một tác phẩm viết hoàn chỉnh về đề tài này tôi sẽ không ngần ngại nêu lên:Tiếng nói của văn nghệ được tác giả Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến.

Tác giả nói đến điều này một cách rất tự nhiên như trò chuyện tâm tình với những người đọc giả vậy không mang chút gì là cường điệu hóa tuy nhiên tác giả cũng đã khéo léo sử dụng một vài câu thơ trong tác phẩm nổi tiếng Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du đã vẽ lại một khung cảnh mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi, trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy". Cũng chính Nguyễn Đình Thi đã từng nói: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống. Là một nhà nghệ sĩ trong những lời nói của mình cũng đã vẽ nên những khung cảnh đẹp tuy có đối lập với vẻ đẹp thô sơ của hiện thực nhưng cũng đủ làm cho người ta giật mình cảm nhận lại sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta "ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình mà mỗi người có một cách cảm nhận riêng đối với cuộc sống của họ nhưng văn nghệ là nơi giúp họ tìm thấy những niềm vui trong cuộc sống dù niềm vui đó có nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa nhưng bạn không cảm nhận.Mỗi một tác phẩm văn nghệ lại "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn " biết quý trọng hơn những gì mình đang có ,biết sẻ chia trong cuộc sống hay đơn giản như những công việc bắt gặp thường xuyên trong một ngày nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng như việc giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống được chúng ta học từ trong văn nghệ sao cho phù hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau.Chức năng của văn nghệ còn vô cùng kì diệu khi nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm thật vậy giả sử bạn đặt hoàn cảnh của bạn là người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt".

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 26

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41

Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh

Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 50

Soạn bài Thực hành đọc: Chiếc đũa thần

Soạn bài Đọc mở rộng trang 53

1 6271 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: