Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 6103 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95

* Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu Em bé thở đều khi ngủ say

Trả lời:

- “Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ” từ “thở” ở đây mang nghĩa chuyển, là cách tưởng tượng của tác giả, giúp sự vatah “mái lá” được hiện lên sinh động hơn.

- “Em bé thở đều khi ngủ say”, từ “thở” ở đây mang nghĩa gốc, được hiểu là hành động hít không khí vào lồng ngực rồi thở ra qua đường mũi để duy trì sự sống cho con người.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của từ láy đó.

Trả lời:

- Các từ láy trong bài thơ là: đêm đêm, leng keng, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, khúc khích, lửng lơ, xao xuyến, thẹn thò, ngọt ngào.

- Từ láy “lao xao”:

+Chỉ những âm thanh hoặc tiếng động nhỏ rộn lên xen lẫn vào nhau, nghe không rõ, không đều. 

+ Tác dụng:  thể hiện trạng thái, sự vận động của thiên nhiên, khiến hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên tràn đầy sức sống và có hồn hơn.

* Dấu câu

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ “Gò me”

Trả lời:

- Dấu ngoặc đơn: dùng chú thích, bổ sung thêm nội dung cho câu thơ trước đó.

- Dấu ngoặc kép: đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp từ lời câu hò được nêu ra trong bài “Hò … ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me/ Không vì sắc lịch mà chỉ vì mê giọng hò”.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau và cho biết tác dụng:

a.

Ao làng trăng tắm, mây bơi

Nước trong như nước mắt người tôi yêu

b.

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

 

c.

Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

d.

Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe

Trả lời:

a. Sử dụng BPTT so sánh ‘nước trong như nước mắt” và nhân hóa “trăng rằm, mây bơi”.

Tác dụng: nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu, giúp sự vật hiện lên có hồn, sinh động và giàu sức sống.

b. BPTT nhân hóa “tre thổi sáo”.

Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm đối với sự vật được nhắc đến trong câu.
c. BPTT nhân hóa “cong vắt lưỡi liềm” và so sánh “như dải lụa mềm lửng lơ”.

Tác dụng: nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu, giúp sự vật hiện lên có hồn, sinh động và giàu sức sống

d. NPTT nhân hóa “tre khúc khích” “mây lắng nghe”.

Tác dụng: nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu, giúp sự vật hiện lên có hồn, sinh động và giàu sức sống

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Thực hành Tiếng việt trang 95

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92

Soạn bài Gò Me

Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 103

Soạn bài Thực hành đọc: Chiều biên giới

1 6103 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: