Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống trang 53 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 23,478 19/10/2022
Tải về


Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Cần dựa vào các tác phẩm văn học đã đọc kết hợp với trải nghiệm của bản thân và thông tin từ sách báo để chọn một nội dung phù hợp.

Chẳng hạn, ngoài chủ đề về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương, em có thể nói về lòng biết ơn đối với những người đang cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng, về những đổi thay của cuộc sống hôm nay.

- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn để minh họa cho bài nói.

- Lập đề cương cho bài nói: ví dụ hai bài thơ Đồng dao mùa xuânGặp lá cơm nếp đã gợi cho em suy nghĩ về người lính, về tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình và tình yêu quê hương…

+ Giới thiệu về người lính, ấn tượng chung của em về người lính đó.

+ Nêu cụ thể những việc làm, hành động của người lính đã để lại ấn tượng đậm nét cho em.

+ Nêu suy nghĩ của em về những việc làm của người lính, rút ra bài học từ thái độ và tinh thần xả thân vì nhân dân của người lính.

b. Tập luyện

Để bài nói đạt kết quả tốt, hãy luyện tập trước khi trình bày:  có thể tập nói trước gương hoặc trước bạn bè để điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và âm lượng giọng nói sao cho phù hợp.

2. Trình bày nói

- Trình bày đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.

- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, video, bài thơ minh họa...

- Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm sao cho phù hợp.

- Chú ý thời gian trình bày.

3. Trình bày nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

Nhận xét về bài trình bày của bạn với thái độ chân thành, tinh thần xây dựng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

- Bài nói đã thể hiện rõ suy nghĩ của người nói về vấn đề đời sống chưa?

- Nội dung bài nói có thuyết phục không?

- Người nói đã sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung trình bày chưa?

- Hiệu quả của các phương tiện hỗ trợ trong khi trình bày như thế nào?

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

- Tiếp thu những ý kiến mà em cho là xác đáng.

- Giải thích những vấn đề người nghe còn thắc mắc.

- Bảo vệ ý kiến của mình nếu thấy ý kiến đó đúng.

 Bài văn tham khảo:

Một Chiếc lá cuối cùng thuộc phần cuối của tác phẩm cùng tên của nhà văn người Mĩ O Hen-ri. Truyện là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh tình người giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm còn gửi gắm những thông điệp nghệ thuật ý nghĩa.

Trong tác phẩm gồm ba nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men, các nhân vật này được chia làm hai tuyến chính: Giôn-xi sống trong tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá để chờ đến lúc mình lìa đời, cụ Bơ-men và Xiu ra sức chăm sóc và giúp đỡ Giôn-xi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Giôn-xi là một cô họa sĩ nghèo sống trong một nhà trọ tồi tàn ở ngoại ô, cô sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật (bệnh sưng phổi), đây không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng cô đã mất hết niềm tin vào cuộc sống nên bệnh tình ngày càng xấu đi, cô không buồn uống thuốc, chán nản, chỉ đếm những chiếc lá trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cuộc sống này. Qua một đêm mưa gió vùi dập, khi chiếc mành cửa được kéo lên, cô vẫn thấy một chiếc lá bám trên tường gạch. Đó quả là một điều khó tin vì đêm qua mưa gió, bão tuyết lớn, vậy mà chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây như vậy. Chính chiếc lá cuối cùng đã làm thay đổi suy nghĩ của Giôn-xi, giúp cô lấy lại được nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Bởi vậy, cô đã vượt qua bệnh tật, tiếp tục mang trong mình những ước mơ, hoài bão. Xiu là bạn cùng phòng với Giôn-xi, cũng là một họa sĩ nghèo, trong những ngày bạn ốm, Xiu đã hết lòng thương yêu, chăm sóc: nấu cháo, lời nói dịu dàng, cử chỉ ân cần dỗ dành Giôn-xi mong cho bạn lấy lại tinh thần, bệnh tật sớm qua khỏi. Trong những ngày Giôn-xi ốm, điều cô lo sợ nhất chính là mở tấm mành cửa lên và thấy chiếc là cuối cùng đã rụng xuống. Vào đêm mưa gió, Xiu không thể ngủ được, cô lo sợ chiếc lá ngoài kia đã bị mưa gió cuốn đi và người bạn Giôn-xi sẽ rời xa mình mãi mãi. Bởi vậy, sáng hôm đó, khi nhận lệnh của Giôn-xi cô chán nản, tuyệt vọng, đầy lo lắng kéo tấm mành lên. Và cô đã vui biết nhường nào khi chiếc lá vẫn còn đó, cô nấu cháo, gọi bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Chính tình yêu thương, sự quan tâm chân thành của Xiu đã phần nào tiếp thêm động lực sống cho Giôn-xi. Cụ Bơ-men chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng tấm lòng, sự hi sinh của cụ lại có ý nghĩa quan trọng nhất với Giôn-xi. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Hơn bốn mươi năm trong nghề cụ chỉ có một khao khát tột cùng đó là vẽ được một kiệt tác. Khi biết được tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của Giôn-xi cụ hết sức lo lắng và tìm cách cứu sống Giôn-xi. Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi thật sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh, không lo nghĩ cho sức khỏe, tính mạng mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh thầm lặng, cao cả mà lớn lao.

 Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng là một kiệt tác không chỉ vì nó giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng niềm hi vọng sống. Chiếc lá được vẽ bằng cả tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự là tác phẩm được tạo ra để phục vụ con người. Tác phẩm được thuật lại bằng lối kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính với những chi tiết được lựa chọn kĩ càng, đặc biệt là ở tình huống truyện đảo ngược hai lần. Giôn -xi từ chỗ tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống đến chỗ lấy lại niềm tin, khỏi bệnh và sống vui vẻ; cụ Bơ-men từ chỗ khỏe mạnh đến chỗ mất đi một cách đột ngột.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Ba nhân vật có cảnh ngộ gần gũi, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng. Kết thúc bất ngờ, giàu ý nghĩa tạo dư âm sâu đậm trong lòng người đọc. Với kết cấu truyện đầy kịch tính, bất ngờ tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương cao cả có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc đời. Ngoài ra cũng thấy được giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính sinh ra là để phục vụ, vì cuộc sống con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 49

Soạn bài Đồng giao mùa xuân

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42

Soạn bài Gặp lá cơm nếp

Soạn bài Trở gió

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47

Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55

Soạn bài Thực hành đọc: Chiều sông Thương

1 23,478 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: