Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử trang 45 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 3854 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử có biết bao câu chuyện thú vị. Những câu chuyện đó giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường để họ trở thành những người có nhiều đóng góp làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và thậm chí thay đổi cả thế giới. Em hãy viết một bài văn kể lại một sự việc thật liên quan đến một nhân vật lịch sử để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử:

- Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó.

- Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí, sử dụng các yếu tố miêu tả khi kể.

- Nêu được ý nghĩa của sự việc.

- Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể.

Thực hành viết theo các bước:

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Chọn một nhân vật lịch sử là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học…hoặc những người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết.

- Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến công của nhân vật mà em thấy thú vị.

b. Tìm ý

Cần trả lời những câu hỏi sau:

- Sự việc diễn ra ở đâu, khi nào? Sự việc đó diễn ra như thế nào?

- Sự việc đó có ý nghĩa như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể?

c. Lập dàn ý

- Mở bài:

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

+ Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

2. Viết bài

Cần lưu ý:

- Bám sát dàn ý.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp.

- Lưu ý tính xác thực của các chi tiết có liên quan đến sự việc được kể.

- Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung.

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát bài viết và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật

Đọc lại phần mở bài để đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.

Cung cấp được thông tin về sự việc mà bài viết nói tới

Kiểm tra độ xác thực của thông tin và chỉnh sửa nếu có sai sót.

Trình bày được diễn biến của sự việc. Có sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể. Nêu được ý nghĩa của sự việc được nói đến.

Lưu ý về trình tự của sự việc được kể. Sắp xếp sự việc theo trật tự trước sau. Bổ sung nếu thấy yếu tố miêu tả và phần nêu ý nghĩa của sự việc.

Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được nói đến.

Đánh dấu những từ ngữ thể hiện suy nghĩ, ấn tượng về sự việc. Nếu chưa có hoặc chưa đủ cần bổ sung.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả, diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong bài viết, chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

 Bài viết tham khảo:

Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta "Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.

Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc. Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.

Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 26

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41

Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh

Soạn bài Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 50

Soạn bài Thực hành đọc: Chiếc đũa thần

Soạn bài Đọc mở rộng trang 53

1 3854 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: