Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 50 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 21653 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ 

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ 

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơi

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, đất nước…

b. Tìm ý

Em hãy thực hiện các thao tác sau đây để tìm ý:

- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

- Nêu cảm xúc về nét đặc sắc của bài thơ trên các phương diện: chủ đề, cảm xúc của nhà thơ, thể thơ, vần, nhịp…

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

-Thân bài: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ

2. Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập hãy viết một bài văn hoàn chỉnh.

3. Chỉnh sửa bài viết

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung

Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Đối chiếu với mục tìm kiếm xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp hãy bổ sung và điều chỉnh.

Khái quát được cảm xúc về bài thơ

Hãy đọc lại phần cuối của đoạn văn, kiểm tra xem đã khai quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Đảm bảo được yêu cầu về chính tả và diễn đạt

Rad soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi

 Đoạn văn tham khảo:

Ở chương trình Ngữ văn 6, có rất nhiều bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhưng có lẽ những bài thơ nói về tình yêu quê hương đã đọng lại trong em những cảm xúc khó nói lên lời, một trong số đó là bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay…”

Quê hương là vô hình, rất khó để chúng ta có thể định nghĩa thế nhưng tác giả Đỗ Trung Quân đã đưa ra định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình đó thành hữu hình.

Đó những điều vô cùng đời thường, giản dị ở ngay trong cuộc sống của chúng ta “là chùm khế ngọt” để cho con trèo hái mỗi ngày, “là đường đi học” để con về rợp bướm vàng bay. Chắc hẳn phải yêu quê hương, dành thứ tình cảm đặc biệt cho quê hương lắm thì Đỗ Trung Quân mới viết được những dòng thơ như vậy.  Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân khép lại mà dư âm vẫn còn vương vấn trong tâm hồn mỗi bạn đọc. Đọc xong bài thơ, em càng thấy trân quý những điều giản dị của quê hương, dù có đi đâu xa thì quê hương chính là nơi mà em muốn trở về.

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 49

Soạn bài Đồng giao mùa xuân

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42

Soạn bài Gặp lá cơm nếp

Soạn bài Trở gió

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47

Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55

Soạn bài Thực hành đọc: Chiều sông Thương

1 21653 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: