Soạn bài Con hổ có nghĩa trang 14 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Con hổ có nghĩa Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 36,169 12/01/2023
Tải về


Soạn bài Con hổ có nghĩa

* Nội dung chính Con hổ có nghĩa

Văn bản: Khắc họa hình ảnh con hổ sống có tình nghĩa, trả ơn với người đã giúp đỡ mình. Từ văn bản, tác giả đề cao đạo lí làm người, lối sống ân nghĩa, thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Soạn bài Con hổ có nghĩa Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Trả lời:

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ:

- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.

- Bác tiều phu đã lấy chiếc xương bò to bằng cách tay bị mắc trong cổ họng con hổ.

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Trả lời:

- Đối với bà đỡ Trần: “…quỳ chân trước trên đất, vừa quỳ vừa nhìn bà, lát sau đưa một khúc bạc…Hổ bèn dừng lại quỳ xuống, hướng về bà đỡ cúi đầu quẫy đuôi tỏ ý tiễn biệt”.

- Đối với bác tiều phu: Hổ mang một con hươu đặt ở trước cửa nhà bác tiều phu, khi bác mất “lúc sắp chôn, một con hổ bỗng nhiên đến trước mộ…từ xa thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm gừ, gào lớn, đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ đi.”

“Mỗi dịp đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa hươu, lợn đến để ở ngoài cửa, mấy chục năm liền”.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Trả lời:

Tiếng gầm gừ của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện giống như lời cảm ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, cũng như lời hứa hẹn sẽ trả ơn.

Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Trả lời:

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí: cần phải sống ân nghĩa, thủy chung, biết ơn tới những người đã giúp đỡ mình.

Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc tác giả ghép 2 câu chuyện khác nhau vào trong cùng 1 văn bản có ý nghĩa gì? Theo em nếu bớt đi 1 câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

- Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào cùng một văn bản là dụng ý nghệ thuật của tác giả, cả hai câu chuyện đều nhằm mục đích nói đến người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn.

- Theo em nếu bớt đi 1 câu chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.

Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cảm nghĩ về 1 chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Trả lời:

Chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện là chi tiết hổ đực một chân trước ôm bà đỡ Trần chạy như bay vào rừng, gặp bụi rậm gai góc thì dùng một chân rẽ lối. Chi tiết này cho thấy hổ đực đang rất lo cho hổ cái, nên phải chạy như bay, nhưng không vì thế mà hổ đực quên đi sự an toàn của bà đỡ Trần. Hổ đực ôm bà đỡ Trần và rẽ lối khi gặp bụi rậm cho thấy nó cũng rất quan tâm đến an nguy của bà, coi trọng bà.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 22

Soạn bài Thực hành đọc: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

1 36,169 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: