Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc trang 98 (Kết nối tri thức)

Với soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 21970 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Có nhiều con người, sự việc xung quanh để lại cho ta những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Tình cảm đó cứ lớn dần trong ta, làm cho ta sống sâu sắc hơn. Trong bài học này em sẽ được luyện tập phát triển kĩ năng viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về những con người hoặc sự việc như vậy.

Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

Phân tích bài tham khảo

1. Giới thiệu đối tượng

Bà Nguyễn Thị Nhung- Người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu, hết lòng làm thiện nguyện.

2. Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về đối tượng

Xúc động trước nhân cách cao đẹp của bà Nhung

3. Nêu các đặc điểm nổi bật của đối tượng và tình cảm, ấn tượng sâu đậm của người viết về những đặc điểm đó

- Suốt 30 năm cưu mang, dạy dỗ những trẻ có hoàn cảnh khó khăn

- Buôn bán làm ăn để có tiền nuôi dưỡng 13 đứa trẻ.

- Tham gia các hoạt động thiện nguyện, đến vùng sâu vùng xa để trao quà cho người dân miền núi.

- Cuối tuần, bà thường dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị những xuất cháo đem tới bệnh viện.

=> Cảm phục trước tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương của bà Nhung.

4. Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc

5. Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của người viết đối với đối tượng.

Thực hành viết theo các bước:

a. Lựa chọn đề tài

- Lựa chọn đối tượng để lại cho em nhiều cảm xúc, ấn tượng.

b. Tìm ý

Sau khi lựa chọn được người hoặc sự việc để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Người đó là ai? Sự việc đó là gì?

- Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật?

- Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hoặc sự việc đó?

- Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên? 

c. Lập dàn ý

Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.

- Thân bài: Nêu cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của sự việc.

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em.

2. Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:

- Nêu được đặc điểm nổi bật của đối tượng.

- Ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

3. Chỉnh sửa

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được người hoặc sự việc mà em muốn bộc lộ cảm xúc.

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.

Nêu đặc điểm nổi bật của đối tượng

Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về đối tượng chưa. Nếu còn thiếu hãy bổ sung, điều chỉnh.

Thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của em về đối tượng đó

Đánh dấu từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc về người hoặc sự việc được nói tới. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Đảm bảo yêu cầu cần đạt về chính tả, diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Bài văn tham khảo:

Trong đoạn trích Bạch tuộc, em ấn tượng nhất là thuyền trưởng Nê-mô, một người vừa có vẻ đẹp của thể lực lẫn tinh thần.

   Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc hiện lên là một người sẵn sàng chiến đấu với lũ bạch tuộc, nói cách khác, ông là một người quyết đoán, gan dạ. Ông đã sẵn sàng chiến đấu với những con bạch tuộc bằng rìu và đã đã chém đứt các vòi của chúng. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác đã lao tới cứu anh ta. Nhưng Nê-mô đã đến trước giáo sư. Lưỡi rìu của Nê-mô cắm phập vào mồm quái vật, và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở chi tiết này, có thê thấy sức mạnh cùng sự nhanh nhẹn của một thuyền trưởng. Phải có sức khỏe về thể chất, Nê-mô mới có thể sẵn sàng chiến đấu với lũ "quái vật" này và có những hành động vô cùng nhanh như vậy.

   Nê-mô không chỉ là một người có vẻ đẹp về thể lực mà còn có cả vẻ đẹp về tinh thần. Vì sao ông phải chiến đấu với lũ bạch tuộc? Đó không chỉ còn là vì lũ bạch tuộc khiến con tàu No-ti-lớt không đi được mà còn vì những con người trên chiếc tàu ấy. Nếu không chiến đấu với lũ bạch tuộc, sẽ không có cơ hội nào để cứu người thủy thủ kia, không có cơ hội nào để cứu Nét Len. Việc Nê-mô chặt đứt vòi bạch tuộc hay rìu của ông cắm phập vào mồm quái vật vừa cho thấy sức mạnh thể chất của ông, nhưng cũng nói lên sự giận dữ của ông với lũ "quái vật" dám động vào những người trên tàu. Nói cách khác, đó là tình cảm giữa người với người, tình cảm của những người đã thân thiết dành cho nhau. Tôi nhớ nhất là chi tiết mắt Nê-mô ứa lệ khi nghĩ về "biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình". Tôi ấn tượng bởi đó là sự xúc động của một con người dành cho một con người, của người có quê hương dành cho đồng hương của mình, của một thuyền trưởng dành cho thuyền viên. Tôi còn ấn tượng bởi ông không khóc nức nở, không khóc thành tiếng hay một sự xúc động thái quá. Ở đây, Nê-mô chỉ "ứa nước mắt", những giọt nước mắt của ông cứ trào ra, ông không hề kêu lên hay cố tình thể hiện mà nó là cảm xúc chất chứa đến hồi bộc phát. Chi tiết này là một chi tiết đắt giá nói lên vẻ đẹp tinh thần của Nê-mô.

   Nhân vật Nê-mô với sự gan dạ, quyết đoán và tình thương người đã để lại trong tôi sự cảm phục và ngưỡng mộ. Ông cũng cho tôi hiểu về sức mạnh của con người, sức mạnh của tinh thần đồng đội. Chính Nê-mô đã cho tôi biết cách cần phải rèn luyện bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92

Soạn bài Gò Me

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95

Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi

Soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 103

Soạn bài Thực hành đọc: Chiều biên giới

1 21970 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: