50 bài tập về Trắc nghiệm lý thuyết Chương 7 Crom sắt đồng (có đáp án 2024) – Hoá học 12

Với Trắc nghiệm lý thuyết Chương 7 Crom sắt đồng môn Hoá học lớp 12 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Trắc nghiệm lý thuyết Chương 7 Crom sắt đồng lớp 12. Mời các bạn đón xem:

1 2,185 29/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm lý thuyết Chương 7 Crom sắt đồng có lời giải – Hoá học lớp 12

Câu 1: Thành phần chính của quặng manhetit là

A. FeS2.

B. Fe3O4.

C. Fe2O3.

D. FeCO3.

Câu 2: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. CaO.

B. CrO3.

C. Na2O.

D. MgO.

Câu 3: Công thức của oxit sắt từ

A. FeS2.

B. Fe2O3.

C. FeO.

D. Fe3O4.

Câu 4: Kim loại Fe thụ động bởi dung dịch

A. H2SO4 loãng

B. HCl đặc, nguội

C. HNO3 đặc, nguội

D. HCl loãng

Câu 5: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc nguội là

A. Fe, Al, Cr

B. Fe, Al, Ag

C. Fe, Al, Cu

D. Fe, Zn, Cr

Câu 6: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe.

B. Al.

C. Cu.

D. Ag.

Câu 7: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (4), (5).

Câu 8: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4.

B. FeO.

C. Fe.

D. Fe2O3.

Câu 9: Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực than chì, đặt mảnh giấy quì tím ẩm ở cực dương. Màu của giấy quì

A. chuyển sang đỏ.

B. chuyển sang xanh.

C. chuyển sang đỏ sau đó mất màu.

D. không đổi.

Câu 10: Điện phân một dung dịch có chứa HCl, CuCl2. pH của dung dịch biến đổi như thế nào theo thời gian điện phân?

A. Tăng dần đến pH = 7 rồi không đổi.

B. Giảm dần.

C. Tăng dần đến pH > 7 rồi không đổi.

D. pH không đổi, luôn nhỏ hơn 7.

Câu 11: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. dung dịch FeO3

B. dung dịch AgNO3

C. dung dịch HCl đặc

D. dung dịch HNO3

Câu 12: Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì?

A. Lượng khí bay ra không đổi

B. Lượng khí bay ra nhiều hơn

C. Lượng khí thoát ra ít hơn

D. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do đồng bao quanh miếng sắt)

Câu 13: Quặng nào sau đây là quặng của sắt:

A. Manhetit

B. Đôlômit

C. Boxit

D. Photphorit

Câu 14: Quặng nào sau đây không phải là quặng của sắt:

A. Hematit

B. Xiđerit

C. Apatit

D. Pirit

Câu 15: Hòa tan một loại quặng sắt trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch X, cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu được kết tủa Y màu trắng không tan trong axit. Tên quặng sắt đó là:

A. Manhetit

B. Pirit

C. Xiđerit

D. Hematit

Câu 16: Cu không tác dụng với dung dịch nào dưới đây:

A. FeO2

B. HCl

C. H2SO4 loãng

D. Tất cả

Câu 17: Cho một loại quặng của sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Dẫn toàn bộ khí thu được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện kết tủa. Quặng sắt có thể là:

A. Xiđerit

B. Hematit

C. Manhetit

D. Pirit

Câu 18: Fe(NO3)2 là sản phẩm của phản ứng

A. FeO + dung dịch HNO3.

B. dung dịch FeSO4 + dung dịch Ba(NO3)2.

C. Ag + dung dịch Fe(NO3)3.

D. A hoặc B đều đúng.

Câu 19: Chất nào sau đây tác dụng với Cu

A. dung dịch HCl.

B. dung dịch HNO3 loãng.

C. H2SO4 loãng.

D. dung dịch CuCl2.

Câu 20: Một miếng kim loại Bạc bị bám một ít sắt trên bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất sắt ra khỏi Bạc:

A. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.

B. Dung dịch HNO3 loãng,

C. Dung dịch FeO3 dư.

D. Dung dịch NaOH dư.

Câu 21: Cho một mẫu quặng sắt (sau khi đã loại bỏ các tạp chất không chứa sắt) vào dung dịch HNO3 đặc nóng, thấy thoát ra khí NO2 (duy nhất). Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch sau phản ứng không thấy có kết tủa. Quặng đã đem hòa tan thuộc loại:

A. Pirit

B. Xiđerit

C. Hematit

D. Manhetit

Câu 22: Cho các chất sau: Fe, Mg, AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là:

A. 7

B. 9

C. 6

D. 8

Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm

1) Nung AgNO3 rắn

2) Nung Cu(NO3)2 rắn

3) Điện phân NaOH nóng chảy

4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2

5) Nung kim loại Al với bột MgO

6) Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3

Số thí nghiệm sinh ra kim loại là:

A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Fe và Cu như sau:

a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O2 đun nóng.

b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 đặc nguội.

c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl có mặt khí O2.

d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm mà Fe và Cu đều bị oxi hóa là:

A. a, c, d

B. a, b, d

C. b, c, d

D. a, b, c

Câu 25: Khi cho Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch Fe2(SO4)3, dung dịch AgNO3 dư, dung dịch HNO3 loãng dư (sinh ra khí NO duy nhất), dung dịch CuSO4, ZnCl2 có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 26: Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeO2, FeCl2 số cặp chất có phản ứng với nhau là:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 27: Cho các chất dưới dạng bột sau Cu, Ag, Fe, muối Fe(NO3)2 lần lượt vào các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl3, AgNO3. Số cặp chất phản ứng với nhau là:

A. 9

B. 6

C. 8

D. 7

Câu 28: Các chất sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần hàm lượng Fe là

A. FeS, FeS2, Fe2O3, Fe3O4, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO

B. FeO, Fe3O4, Fe2O3,FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3

C. Fe3O4, FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO, Fe2O3

D. FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO, Fe2O3, Fe3O4

Câu 29: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được khí X màu nâu đỏ. Khí X là

A. N2

B. N2O

C. NO

D. NO2

Câu 30: Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?

A. CuSO4, HCl

B. HCl, CaCl2

C. CuSO4, ZnCl2

D. MgCl2, FeCl3

Câu 31: Chất chỉ có tính khử là

A. Fe

B. Fe2O3

C. Fe(OH)3

D. FeCl3

Câu 32: Hòa tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3

D. Fe(NO3)3, AgNO3

Câu 33: Trong hợp chất Cr2O3, crom có số oxi hóa là

A. +2.

B. +3.

C. +5.

D. +6.

Câu 34: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)2, AgNO3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3.

D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CrO3 là một oxit axit

B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH

C. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr3+

D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa thành

Câu 36: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?

A. NaCrO2.

B. Cr2O3.

C. K2Cr2O7.

D. CrSO4.

Câu 37: Cho bột sắt vào cốc chứa H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A, rắn B và khí C. Dung dịch A chứa

A. FeSO4 và H2SO4

B. FeSO4 và Fe2(SO4)3

C. FeSO4

D. Fe2(SO4)3

Câu 38: Khi cho kim loại sắt vào lượng dư dung dịch chứa chất X, sau khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm là muối sắt (II). Chất X có công thức hóa học là

A. H2SO4 đặc, nóng

B. HNO3

C. FeCl3

D. MgSO4

Câu 39: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. H2S

B. AgNO3

C. NaOH

D. NaCl

Câu 40: Công thức hóa học của kali đicromat là

A. KCl

B. KNO3

C. K2Cr2O7

D. K2CrO4

Câu 41: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

A. +2; +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Câu 42: Cho từ từ Cu dư vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. Dung dịch X là

A. FeCl3.

B. AgNO3.

C. FeSO4.

D. NH3.

Câu 43: Công thức của sắt (III) sunfat là

A. FeS.

B. FeSO4.

C. Fe2(SO4)3.

D. FeS2.

Câu 44: Cho các chất: Fe2O3, FeO, Fe(OH)3, Fe2(SO4)3. Số chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 45: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

A. FeCl3.

B. CuCl2, FeCl2.

C. FeCl2, FeCl3.

D. FeCl2.

Câu 46: Cho các chất: NaOH, Cu, Fe, AgNO3, K2SO4. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3

A. 4.

B. 6.

C. 5.

D. 3.

Câu 47: Chất nào sau đây có màu nâu đỏ?

A. Fe(OH)3.

B. Fe(OH)2.

C. Fe3O4.

D. FeO.

Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đốt dây sắt trong khí clo.

(b) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).

(c) Cho Fe vào dung dịch Fe(NO3)3.

(d) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).

Số thí nghiệm tạo thành muối sắt (II) là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 49: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh khí SO2?

A. Fe2O3.

B. FeO.

C. Fe(OH)3.

D. Fe2(SO4)3.

Câu 50: Công thức của sắt(II) hiđroxit là

A. Fe(OH)3.

B. Fe(OH)2.

C. FeO.

D. Fe2O3.

ĐÁP ÁN

1. B

2. B

3. D

4. C

5. A

6. B

7. D

8. D

9. C

10. A

11. A

12. B

13. A

14. C

15. B

16. D

17. A

18. B

19. B

20. C

21. D

22. A

23. B

24. A

25. B

26. A

27. C

28. B

29. D

30. A

31. A

32. D

33. B

34. C

35. C

36. C

37. C

38. C

39. C

40. C

41. B

42. A

43. C

44. A

45. B

46. A

47. A

48. A

49. B

50. B

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Các dạng bài tập về sắt và hợp chất của sắt tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc hay nhất

Cách xác định công thức oxit sắt, hợp chất của sắt hay nhất

Các dạng bài toán quy đổi và cách giải

Bài tập tổng hợp về Cu, Zn, Cr, Sn, Pb và cách giải

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 8 Phân biệt một số hợp chất vô cơ có lời giải

1 2,185 29/12/2023
Tải về