50 bài tập về trắc nghiệm lý thuyết Chương 6 Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm (có đáp án 2024) – Hoá học 12

Với Trắc nghiệm lý thuyết Chương 6 Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hoá học lớp 12 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Trắc nghiệm lý thuyết Chương 6 Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm lớp 12. Mời các bạn đón xem:

1 4670 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm lý thuyết Chương 6 Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm – Hoá học lớp 12

Câu 1: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O3.

B. RO2.

C. R2O.

D. RO.

Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

A. 1s22s2 2p6 3s2.

B. 1s22s2 2p6.

C. 1s22s2 2p6 3s1.

D. 1s22s2 2p6 3s23p1.

Câu 3: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 4: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Ag.

B. Cu.

C. Fe.

D. Al.

Câu 5: Số electron lớp ngoài cùng của các ngtử kim loại thuộc nhóm IIA là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 6: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm

A. IIA.

B. IVA.

C. IIIA.

D. IA.

Câu 7: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 8: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong BTH là

A. Sr, K.

B. Na, Ba.

C. Be, Al.

D. Ca, Ba.

Câu 9: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

A. NaCl.

B. NaHSO4.

C. Ca(OH)2.

D. HCl.

Câu 10: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe.

B. Al.

C. Cu.

D. Ag.

Câu 11: Ca(OH)2 là hoá chất

A. có thể loại độ cứng toàn phần của nước.

B. có thể loại độ cứng tạm thời của nước.

C. có thể loại độ cứng vĩnh cửu của nước.

D. không thể loại bỏ được bất kì loại nước cứng nào.

Câu 12: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit.

B. quặng boxit.

C. quặng manhetit.

D. quặng đôlômit.

Câu 13: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. không có kết tủa, có khí bay lên.

B. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.

D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

Câu 14: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Gây ngộ độc nước uống.

B. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

C. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.

D. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm?

A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Điều chế kim loại kiềm hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt kim loại.

C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

D. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

Câu 16: Nước tự nhiên thường có lẫn lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại hết các cation trong mẫu nước trên?

A. NaOH.

B. K2SO4.

C. NaHCO3.

D. Na2CO3.

Câu 17: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm: hỗn hợp gồm (Al + Fe3O4) đến hoàn toàn, sau phản ứng thu được chất rắn A. A tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư giải phóng H2, nhưng chỉ tan một phần trong dung dịch NaOH dư giải phóng H2. Vậy thành phần của chất rắn A là

A. Al, Fe, Fe3O4.

B. Fe, Al2O3, Fe3O4.

C. Al, Al2O3, Fe.

D. Fe, Al2O3.

Câu 18: Số phương trình hóa học tối thiểu cần dùng để điều chế K kim loại từ dung dịch K2CO3

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm là:

A. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân

B. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân nóng chảy

C. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân dung dịch

D. B, C đều đúng

Câu 20: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào sau đây?

A. Ngâm trong nước

B. Ngâm trong rượu

C. Ngâm trong dầu hỏa

D. Bảo quản trong khí amoniac

Câu 21: Thạch cao nung được điều chế bằng cách nung thạch cao sống CaSO4.2H2O ở 160°C. Công thức của thạch cao nung là:

A. 4CaSO4.H2O

B. CaSO4.H2O

C. 3CaSO4.H2O

D. CaSO4

Câu 22: Hỗn hợp gồm a mol Na và b mol Al hòa tan hoàn toàn vào nước dư được dung dịch A, nhỏ tiếp dung dịch chứa d mol HCl vào dung dịch A tạo ra c mol kết tủa. Giá trị lớn nhất của d là

A. d = a + 3b – c

B. d = a + 3b – 3c

C. d = 3a + 3b – c

D. d = 2a + 3b – c

Câu 23: Câu phát biểu nào sau đây sai?

A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.

B. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao tất cả các muối cacbonat của kim loại kiềm thổ đều bị phân hủy.

C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

D. Ở nhiệt độ cao, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

Câu 24: Nhúng một thanh Al vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3, sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng của thanh Al không đổi, thu được dung dịch A. Vậy dung dịch A có chứa

A. Al2(SO4)3; Fe2(SO4)3

B. Al2(SO4)3; FeSO4

C. FeSO4; Fe2(SO4)3

D. Al2(SO4)3; FeSO4; Fe2(SO4)3

Câu 25: Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na?

A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.

B. Điện phân NaCl nóng chảy.

C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.

D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3.

Câu 26: Chất nào được dùng làm thuốc để giảm đau dạ dày do thừa axit:

A. CaCO3

B. Na2CO3

C. K2CO3

D. NaHCO3

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa + 1.

B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

C. Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện.

D. Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Câu 28: Có 4 mẫu kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 29: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 30: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A. KNO3.

B. FeCl3.

C. BaCl2.

D. K2SO4.

Câu 31: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch

A. KCl.

B. KOH.

C. NaNO3.

D. CaCl2.

Câu 32: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. FeO, CuO, Cr2O3

B. PbO, K2O, SnO

C. FeO, MgO, CuO

D. Fe3O4, SnO, BaO

Câu 33: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

A. NH3, O2, N2, CH4, H2

B. N2, Cl2, O2, CO2, H2

C. NH3, SO2, CO, Cl2

D. N2, NO2, CO2, CH4, H2

Câu 34: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 35: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:

A. sự khử ion Na+.

B. Sự oxi hoá ion Na+.

C. Sự khử phân tử nước.

D. Sự oxi hoá phân tử nước.

Câu 36: Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?

A. Ion Br- bị oxi hoá.

B. ion Br- bị khử.

C. Ion K+ bị oxi hoá.

D. Ion K+ bị khử.

Câu 37: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?

A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất.

B. số lớp electron.

C. số electron ngoài cùng của nguyên tử.

D. cấu tạo đơn chất kim loại.

Câu 38: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng.

B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện.

D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

Câu 39: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi:

A. tác dụng với kiềm.

B. tác dụng với CO2.

C. đun nóng.

D. tác dụng với axit.

Câu 40: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là hợp chất

A. KOH

B. NaOH

C. K2CO3

D. HCl

Câu 41: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

A. nhiệt phân CaCl2.

B. dùng Na khử Ca2+ trong dd CaCl2.

C. điện phân dd CaCl2.

D. điện phân CaCl2 nóng chảy.

Câu 42: Chất phản ứng được với dd H2SO4 tạo ra kết tủa là

A. NaOH.

B. Na2CO3.

C. BaCl2.

D. NaCl.

Câu 43: Nước cứng là nước có chứa nhiều cation

A. Cu2+, Fe3+.

B. Al3+, Fe3+.

C. Na+, K+.

D. Ca2+, Mg2+.

Câu 44: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 45: Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng:

A. NO3-

B. SO42-

C. ClO4-

D. PO43-

Câu 46: Khi cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng.

B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện.

D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

Câu 47: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dd Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch

A. HNO3.

B. HCl.

C. Na2CO3.

D. KNO3.

Câu 48: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. Cu(NO3)2.

B. HCl.

C. NaOH.

D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 49: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

B. Al tác dụng với CuO nung nóng

C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng

Câu 50: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

D. Na2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. B

4. D

5. B

6. A

7. A

8. D

9. C

10. B

11. B

12. B

13. D

14. A

15. B

16. D

17. C

18. B

19. B

20. C

21. B

22. B

23. D

24. B

25. B

26. D

27. C

28. D

29. D

30. B

31. D

32. A

33. A

34. A

35. A

36. A

37. B

38. D

39. B

40. B

41. D

42. C

43. D

44. D

45. D

46. C

47. C

48. D

49. D

50. B

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Bài tập xác định kim loại và cách giải

Các dạng toán cho hỗn hợp kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước và cách giải

Các dạng toán CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

Các dạng bài toán về muối cacbonat và cách giải

Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm và cách giải

1 4670 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: