50 bài tập về dãy điện hóa của kim loại (có đáp án 2024) – Hoá học 12

Với cách giải bài tập về dãy điện hóa của kim loại môn Hoá học lớp 12 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập về dãy điện hóa của kim loại lớp 12. Mời các bạn đón xem:

1 9,465 29/12/2023
Tải về


Bài tập về dãy điện hóa của kim loại và cách giải – Hoá học lớp 12

A. Lý thuyết ngắn gọn

1. Cặp oxi hóa - khử của kim loại :

Bài tập về dãy điện hóa của kim loại và cách giải – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử của kim loại (Mn+ / M). Thí dụ ta có các cặp oxi hóa – khử : Ag+ / Ag ; Cu2+ / Cu ; Fe2+ / Fe ...

2. Dãy điện hóa của kim loại:

Bài tập về dãy điện hóa của kim loại và cách giải – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

3. So sánh tính chất của các cặp oxi hóa – khử :

** Thí dụ 1 :

Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Ngược lại, cho Cu vào dung dịch FeSO4 : không phản ứng .

→ kết luận : Fe có tính khử mạnh hơn Cu ; Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+ .

** Thí dụ 2 :

Cho Cu vào dung dịch AgNO3 : Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

Ngược lại : cho Ag vào dung dịch Cu(NO3)2 : không phản ứng.

→ kết luận : tính khử Cu > Ag ; tính oxi hóa Ag+ > Cu2+

Từ 2 thí dụ trên :

Tính khử Fe > Cu > Ag;

Tính oxi hóa Fe2+ < Cu2+ < Ag+

4. Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại:

- Tính oxi hóa của ion Mn+ càng mạnh thì tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại (tính oxi hóa của ion Mn+ càng yếu thì tính khử của kim loại M càng mạnh).

- Dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn (quy tắc α ).

Bài tập về dãy điện hóa của kim loại và cách giải – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

Thí dụ: phản ứng giữa 2 cặp Ag+ /Ag và Cu2+ /Cu là:

Bài tập về dãy điện hóa của kim loại và cách giải – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

Khử mạnh oxh mạnh oxh yếu khử yếu

B. Các dạng bài

Dạng 1: Kim loại tác dụng với nước

1.Phương pháp giải

– Lưu ý:

a. Kim loại mạnh : nhóm IA và IIA (trừ Be không khử được nước, Mg khử chậm). Các kim loại còn lại khử mạnh nước ở nhiệt độ thường, giải phóng khí H2 .

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2

Ví dụ:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2

b. Kim loại trung bình : Fe, Zn ... khử được hơi nước ở nhiệt độ cao.

Ví dụ:

3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2

c. Kim loại yếu : Cu, Ag, Au ... không khử được nước dù ở nhiệt độ cao.

– Để giải các bài tập có thể viết phương trình và tính theo phương trình. Hoặc áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố,bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 3,9 gam kali vào 101,8 gam nước thu được dung dịch KOH có nồng độ % là bao nhiêu?

A. 5,31%.

B. 5,20%.

C. 5,30%.

D. 5,50%

Lời giải chi tiết

Theo giả thiết:

nK=3,939=0,1  mol

Phương trình hóa học:

2K + 2H2O 2KOH + H2

Theo phương trình:

nH2=12nK=12.0,1=0,05  mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Bài tập về dãy điện hóa của kim loại và cách giải – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

Nồng độ phần trăm của dung dịch KOH là:

C%KOH=0,1.56105,6.100%=5,3%

Chọn C.

Ví dụ 2: Cho m gam Na tan hết vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M được 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là

A. 0,23 gam.

B. 0,46 gam.

C. 1,15 gam.

D. 0,276 gam.

Lời giải chi tiết

Gọi số mol của Na là x mol

→ nNaOH = x mol

Dung dịch thu được có pH = 13

→ pOH = 14 – 13 = 1 → [OH ] = 10-1­ = 0,1M

→ x + 0,04 = 0,1.0,5

→ x = 0,01

→ mNa = 0,23 gam

Chọn A.

Dạng 2: Kim loại tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng

1. Phương pháp giải

Viết phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học.

Kim loại + HCl/H2SO4 loãng → muối + H2

Chú ý: Chỉ các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa mới phản ứng được với HCl, H2SO4 loãng.

Ngoài ra có thể áp dụng các định luật bảo toàn:

+ Bảo toàn nguyên tố H:

nHCl=2nH2nH2SO4=nH2

→ hỗn hợp hai axit: nHCl+2nH2SO4=2nH2

+ Bảo toàn khối lượng:

mkim loại + mH2+ maxit = mmuối

và mmuối = mkim loại + mgốc axit

+ Bảo toàn electron: ne nhường = ne nhận

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 5,60.

B. 1,12.

C. 2,80.

D. 1,40.

Lời giải chi tiết

nH2=1,1222,4=0,05  mol

Phương trình hóa học:

Fe+2HClFeCl2+H2

Theo phương trình:

m=mFe=0,05.56=2,8g

Chọn C.

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 30,4.

B. 15,2.

C. 22,8.

D. 20,3.

Lời giải chi tiết

nH2=4,4822,4=0,2  mol

Phương trình hóa học:

Fe+H2SO4FeSO4+H2

Theo phương trình:

nFeSO4=nH2=0,2  mol

m=mFeSO4=0,2.152=30,4g

Chọn A.

Dạng 3: Kim loại tác dụng với muối

1. Phương pháp giải

Viết phương trình hóa học theo thứ tự phản ứng (nếu nhiều kim loại, nhiều muối phản ứng) và tính theo phương trình hóa học.

+ Kim loại mạnh (Kim loại kiềm, Ca, Ba): Ban đầu kim loại tác dụng với nước

Kim loại + H2O → kiềm + H2

Sau đó kiềm tác dụng với dung dịch muối

Kiềm + muối → sản phẩm (điều kiện: có kết tủa, bay hơi hoặc chất điện ly yếu)

+ Các kim loại trung bình và yếu: Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau khỏi dung dịch muối.

Bài tập về dãy điện hóa của kim loại và cách giải – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

Chú ý: Các trường hợp cần nhớ:

Muối Fe2+ tác dụng được với muối Ag+

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Fe tác dụng với muối Fe3+ thì tạo ra muối Fe2+

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng, bảo toàn electron.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 3: Cho m gam hỗn hợp Na, K vào dung dịch chứa muối CuSO4 thu được dung dịch vẫn còn màu xanh, 3,36 lít khí H2 (đktc) và chất rắn B không tan. Lọc lấy chất rắn, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam rắn C. Giá trị của m là

A. 9,8.

B. 14,7.

C. 4,9.

D. 12,0.

Lời giải chi tiết

nH2=3,3622,4=0,15  mol

Phương trình hóa học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (1)

2K + 2H2O → 2KOH + H2 (2)

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 (3)

CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 + K2SO4 (4)

Cu(OH)2 t° CuO + H2O (5)

Theo (1) và (2) ta có:

nNaOH+nKOH=2nH2=2.0,15=0,3  mol

Theo (3) và (4) ta có:

nCu(OH)2=12(nNaOH+nKOH)=12.0,3=0,15  mol

Theo (5) ta có:

→ mC = mCuO = 0,15.80 = 12 gam

Chọn D.

Ví dụ 2: m gam Fe phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Giá trị của m là

A. 5,6.

B. 11,2.

C. 16,8.

D. 22,4.

Lời giải chi tiết

nCuSO4=0,2.1=0,2  mol

Phương trình hóa học:

Fe+CuSO4FeSO4+Cu

Theo phương trình:

nFe=nCuSO4=0,2  mol

→ m = mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

Chọn B.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho 4,017 gam một kim loại kiềm X hòa tan vào nước dư được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 0,103 mol HCl. Kim loại X là

A. Na.

B. Li.

C. Rb.

D. K.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng nhóm IA. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít hiđro (đktc). A, B là

A. Li, Na.

B. Na, K.

C. K, Rb.

D. Rb, Cs.

Câu 3: Cho 3,6 gam hỗn hợp X gồm K và một kim loại kiềm M tác dụng vừa hết với nước, thu được 2,24 lít khí H2 ở 0,5 atm và 00C. Biết số mol kim loại M trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol hai kim loại. M là kim loại

A. K.

B. Na.

C. Li.

D. Rb.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước, thu được dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa Y bằng H2SO4, sau đó cô cạn dung dịch, thu được 22,9 gam muối. Giá trị của V là

A. 6,72

B. 4,48

C. 3,36

D. 2,24

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm ba kim loại kiềm vào nước, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho lượng X như trên tác dụng với O2 dư thì thu được ba oxit và thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là

A. 3,2

B. 1,6

C. 4,8

D. 6,4

Câu 6: Cho 1,5 gam hỗn hợp Na và kim loại kiềm A tác dụng với H2O thu được 1,12 lít H2 (đktc). A là

A. Li

B. Na

C. K

D. Rb

Câu 7: Cho 4,9 gam kim loại kiềm M vào một cốc nước. Sau một thời gian lượng khí thoát ra đã vượt quá 7,5 lít (đktc). Kim loại kiềm M là

A. Li

B. Na

C. K

D. Rb

Câu 8: Cho 1,08 gam kim loại M (hóa trị II không đổi) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được 5,4 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là

A. Fe.

B. Mg.

C. Zn.

D. Ca.

Câu 9: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 54,0%.

B. 49,6%.

C. 27,0%.

D. 48,6%.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp ba kim loại A, B, C trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,27.

B. 5,72.

C. 6,85.

D. 6,48.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thể tích O2 (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp X trên là

A. 4,48 lít.

B. 3,92 lít.

C. 2,08 lít.

D. 3,36 lít.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.

B. 2,24.

C. 3,36.

D. 1,12.

Câu 13: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được V lít H2 (Ở đktc). Giá trị của V là

A. 7,84.

B. 8,96.

C. 6,72.

D. 10,08.

Câu 14: Cho 10,0 gam bột Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong 10,0 gam hỗn hợp là

A. 2,8 gam.

B. 5,6 gam.

C. 8,4 gam.

D. 1,6 gam.

Câu 15: Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuSO4 aM. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Giá trị của a là

A. 2,0.

B. 0,2.

C. 1,0.

D. 0,1.

Câu 16: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 4,48.

B. 3,28.

C. 4,72.

D. 4,08.

Câu 17: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg cho vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M thu được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

A. 23,61.

B. 12,16.

C. 20,16.

D. 21,06.

Câu 18: Ngâm một thanh Zn vào một cốc thủy tinh chứa 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M đến khi dung dịch trong cốc mất hẳn màu xanh, thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng sẽ

A. tăng 0,025 gam so với ban đầu.

B. giảm 0,025 gam so với ban đầu.

C. giảm 0,1625 gam so với ban đầu.

D. tăng 0,16 gam so với ban đầu.

Câu 19: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là

A. 0,64 gam.

B. 1,28 gam.

C. 1,92 gam.

D. 2,56 gam.

Câu 20: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 xM. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 3,2 gam. Giả sử tất cả lượng Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt. Giá trị của x là

A. 1,0.

B. 1,5.

C. 2,0.

D. 0,5.

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

B

B

C

A

A

A

B

A

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

D

B

A

D

A

C

D

B

C

C

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Các dạng toán khử oxit kim loại bằng C, H2, CO, kim loại mạnh và cách giải

Các dạng bài toán điện phân và cách giải

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 6 Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm có lời giải

Bài tập xác định kim loại và cách giải

Các dạng toán cho hỗn hợp kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước và cách giải

1 9,465 29/12/2023
Tải về