50 bài tập về Cu, Zn, Cr, Sn, Pb (có đáp án 2024) – Hoá học 12

Với cách giải các dạng bài tập tổng hợp về Cu, Zn, Cr, Sn, Pb môn Hoá học lớp 12 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập tổng hợp về Cu, Zn, Cr, Sn, Pb lớp 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,222 29/12/2023
Tải về


Bài tập tổng hợp về Cu, Zn, Cr, Sn, Pb và cách giải – Hoá học lớp 12

A. Lý thuyết ngắn gọn

- Cr là kim loại có tính khử trung bình (yếu hơn Zn nhưng mạnh hơn Fe)

- Trong các phản ứng hóa học, Cr tạo nên các hợp chất trong đó Cr có số oxh từ +1 đến +6 (thường gặp +2 , +3 , +6 )

1. Tác dụng với phi kim:

Ở nhiệt độ thường, Cr chỉ tác dụng với flo. Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với oxi, clo, S,…

4Cr + 3O2 t° 2Cr2O3 ;

2Cr + 3Cl2 t° 2CrCl3

2Cr + 3S t° Cr2S3

2. Tác dụng với nước:

Crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Chính vì vậy, người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt Và cùng crom để chế tạo thép không gỉ.

3. Tác dụng với axit:

a. Với axit HCl và H2SO4 loãng:

Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch loãng nguội của axit HCl và H2SO4. Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H2 và tạo muối crom (II) khi không có không khí.

Cr + 2HCl t° CrCl2 + H2;

Cr + H2SO4 t° CrSO4 + H2

b. Với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nóng: tạo muối crom (III)

Cr + 6HNO3 (đặc) t° Cr(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2Cr + 6H2SO4 (đặc) t° Cr2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Cr bị thụ động hóa trong dd HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội, giống Al và Fe.

4. Tác dụng với dung dịch muối:

Crom khử ion kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.

Cr + 2AgNO3 → Cr(NO3)2 + 2Ag

B. Phương pháp giải

Viết phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học.

C. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 5,2 gam Cr tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, nóng, dư thu được x mol H2. Giá trị của x là

A. 0,15

B. 0,20

C. 0,10

D. 0,25

Lời giải chi tiết

nCr=5,252=0,1  mol

Phương trình hóa học:

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Theo phương trình:

nH2=nCr=0,1  mol

Vậy x=nH2=0,1  mol

Chọn C.

Ví dụ 2: Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Khối lượng crom có trong hỗn hợp là

A. 1,015 gam

B. 0,520 gam

C. 0,065 gam

D. 0,560 gam

Lời giải chi tiết

nH2=0,44822,4=0,02  mol

Gọi số mol của Cr và Fe lần lượt là x và y mol

→ 52x + 56y = 1,08 (*)

Phương trình hóa học:

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

x x

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

y y

nH2=x+y=0,02(**)

Từ (*) và (**) suy ra: x = 0,01; y = 0,01

→ mCr = 0,01.52 = 0,52 gam

Chọn B.

Ví dụ 3: Thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,1M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư là

A. 100 ml

B. 150 ml

C. 200 ml

D. 250 ml.

Lời giải chi tiết

Phương trình hóa học:

Bài tập tổng hợp về Cu, Zn, Cr, Sn, Pb và cách giải – Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

Theo phương trình:

nK2Cr2O7=16nFeSO4=16.0,06=0,01  mol

VK2Cr2O7=0,010,1=0,1lit=100ml

Chọn A.

D. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho 1,04 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, đun nóng thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 448.

B. 896.

C. 224.

D. 672.

Câu 2: Cho 3,035 gam hỗn hợp X gồm Al và Cr tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 1,512 lít khí H2 (đktc). Phần trăm về khối lượng của Cr trong hỗn hợp X là

A. 60%.

B. 40%.

C. 55%.

D. 50%.

Câu 3: Thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư là

A. 100 ml.

B. 150 ml.

C. 200 ml.

D. 250 ml.

Câu 4: Cho 0,8 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất, số mol của đơn chất thu được là

A. 0,3.

B. 0,4.

C. 0,5.

D. 0,6.

Câu 5: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng lần lượt là

A. 0,030 mol và 0,080 mol.

B. 0,015 mol và 0,040 mol.

C. 0,015 mol và 0,080 mol.

D. 0,030 mol và 0,030 mol.

Câu 6: Cho sơ đồ:

Để oxi hóa hoàn toàn 0,04 mol CrCl3 thành K2CrO4 thì thể tích Cl2 tối thiểu (đktc) cần dùng là

A. 0,672 lít

B. 1,344 lít

C. 0,560 lít

D. 0,896 lít

Câu 7: Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Số mol đơn chất là

A. 0,3 mol

B. 0,4 mol

C. 0,5 mol

D. 0,6 mol

Câu 8: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được 10,89 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 22,540

B. 17,710

C. 12,375

D. 20,125

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 32,20

B. 24,15

C. 17,71

D. 16,10

Câu 10: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là

A. 2,016 lít

B. 0,672 lít

C. 1,344 lít

D. 1,008 lít

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

A

C

B

C

B

A

D

D

D

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Các dạng bài tập về sắt và hợp chất của sắt tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc hay nhất

Cách xác định công thức oxit sắt, hợp chất của sắt hay nhất

Các dạng bài toán quy đổi và cách giải

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 8 Phân biệt một số hợp chất vô cơ có lời giải

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 9 Hóa học và vấn đề Phát triển kinh tế, xã hội, môi trường có lời giải

1 1,222 29/12/2023
Tải về