50 bài tập thủy phân peptit và protein (có đáp án 2024) – Hoá học 12
Với cách giải bài tập thủy phân peptit và protein môn Hoá học lớp 12 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập thủy phân peptit và protein lớp 12. Mời các bạn đón xem:
Bài tập thủy phân peptit và protein và cách giải – Hoá học lớp 12
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Thủy phân peptit trong môi trường trung tính (xt:enzim)
– Phương trình tổng quát:
Trong đó: n là số gốc amino axit => số mắt xích trong peptit là (n–1).
–Theo bài, ta tìm được số mol của amino axit.
–Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Công thức của peptit X.
Mở rộng: Thủy phân hoàn toàn peptit thu được sản phẩm là các amino axit cho tác dụng tiếp với dung dịch axit dư hoặc thủy phân trong môi trường axit.
Peptit + (n–1)H2O → Hỗn hợp các amino axit . (1)
Hỗn hợp các amino axit + n HCl → hỗn hợp muối. (2)
Từ (1) (2) => Peptit + (n–1)H2O +nHCl → hỗn hợp muối. (3)
–Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
– Áp dụng bảo toàn gốc ∝–amino axit
2. Thủy phân peptit trong môi trườg bazơ
Peptit (n mắt xích) + (n – 1 + b)NaOH → n muối của ∝–amino axit + bH2O
Trong đó:
b là tổng số nhóm COOH còn tự do trong peptit (các nhóm –COOH không tạo liên kết peptit).
– Tính số mol các chất theo hệ số cân bằng.
– Áp dụng bảo toàn khối lượng :
– nNaOH PƯ = nmuối = n.nn–peptit
– Áp dụng bảo toàn gốc ∝–amino axit
3. Thủy phân không hoàn toàn
– Khi thủy phân không hoàn toàn peptit, ta thu được hỗn hợp các amino axit và các oligopeptit (các peptit có khối lượng nhỏ hơn).
– Phương pháp:
+ Bảo toàn mắt xích của mỗi loại amino axit.
+ Bảo toàn khối lượng.
II. Ví dụ minh họa
Câu 1: Cho 20,79 gam peptit (X) do n gốc alanin tạo thành, thủy phân hoàn toàn thu được 24,03gam alanin (là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại?
A. đipetit.
B. tripetit.
C. tetrapeptit.
D. pentapepit.
Hướng dẫn
Ta có:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Phương trình:
Vậy có 3 gốc ALa trong (X).
Hay (X) là tripetit.
Chọn đáp án B.
Câu 2: Cho 36,3 gam hỗn hợp X gồm 2 peptit: Ala–Gly và Ala–Gly–Ala tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 59,95 gam muối. Phần trăm số mol Ala–Gly trong hỗn hợp là
A. 50,0%
B. 41,8%
C. 75,0%
D. 80,0%
Hướng dẫn
Đáp án A.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 14,6g Gly–Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 20,08 gam
B. 12,55 gam
C. 18,6 gam
D. 20,8 gam.
Hướng dẫn
Công thức Gly– Ala: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
M Gly–Ala= M Gly + Mala – 18.(2–1) = 75 + 89 –18 = 146
→ Đáp án D.
Câu 4: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala–Ala–Ala–Ala mạch hở thu được hỗn hợp gồm: 28,48 gam Ala; 32 gam Ala–Ala; 27,72 gam Ala–Ala–Ala. Giá trị của m là:
A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.
Hướng dẫn
Ta có
Áp dụng định luật bảo toàn gốc Ala ta có:
→ Đáp án C.
III. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho 30,45 gam tripeptit mạch hở Gly–Ala–Gly vào dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thấy có m gam NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 24,00.
B. 18,00.
C. 20,00.
D. 22,00.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly–Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,22
B. 1,56
C. 1,46
D. 1,64
Câu 3: Thủy phân m gam hỗn hợp gồm X là Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là Gly–Ala–Gly–Glu trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là :
A. 87,4 gam
B. 73,4 gam
C. 77,6 gam
D. 83,2 gam
Câu 4: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly–Ala–Gly–Ala–Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 5: Khi thủy phân 40 gam protein (X) thì thu được 10,5 gam glyxin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 50000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?
A. 191.
B. 200.
C. 175.
D. 180.
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val– Phe và tripeptit Gly–Ala–Val nhưng không thu được đipeptit Gly–Gly. Chất X có công thức là
A. Gly–Phe–Gly–Ala–Val.
B. Gly–Ala–Val–Val–Phe.
C. Gly–Ala–Val–Phe–Gly.
D. Val–Phe–Gly–Ala–Gly.
Câu 7: tripeptit X tạo thành từ 3 α –amino axit no đơn chức mạch hở và có phân tử khối nhỏ nhất. Thủy phân 55,44 gam X bằng 200 ml dung dịch NaOH 4,8M đun nóng, sau đó cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 88,560 gam
B. 92,096 gam
C. 93,618 gam
D. 73,14 gam
Câu 8: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 66,00.
B. 54,30.
C. 51,72.
D. 44,48.
Câu 9: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nanopeptit có công thức là: Arg – Pro– Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (phe).
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly–Ala–Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
A. 37,50 gam
B. 41,82 gam
C. 38,45 gam
D. 40,42 gam
Câu 11: Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng:
A. 0,1 lít
B. 0,2 lít
C. 0,23 lít
D. 0,4 lít
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 12,18 gam hỗn hợp tripeptit thì thu được 14,34 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu lấy 1/2 cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là?
A. 12,65 gam.
B. 10,455 gam.
C. 10,48 gam.
D. 26,28 gam.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 13,02 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai –amino axit có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 19,14 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 13,02 gam X bằng dung dịch HC1 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,59.
B. 21,75.
C. 15,18.
D. 24,75.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 27,52 gam hỗn hợp đipeptit thì thu được 31,12 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là?
A. 45,72 gam.
B. 58,64 gam.
C. 31,12 gam.
D. 42,12 gam.
Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoaxit (chứa 1nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Cho tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m(gam) muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt bằng?
A. 8,145(g) và 203,78(g).
B. 32,58(g) và 10,15(g).
C. 16,2(g) và 203,78(g).
D. 16,29(g) và 203,78(g).
Câu 16: Cho X là pentapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly và Y là tripeptit Gly–Ala–Gly. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 3 loại amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 26,7 gam alanin. Giá trị của m là
A. 57,6.
B. 54,0.
C. 55,8.
D. 57,2.
Câu 17: Thủy phân 60g hỗn hợp đipeptit thu được 63,6g hỗn hợp X gồm các amino axit (chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch thì lượng muối khan thu được là
A. 78,2.
B. 16,3.
C. 7,09.
D. 8,15.
Câu 18: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là?
A. tripeptit
B. tetrapeptit
C. pentapeptit
D. đipeptit
Câu 19: Thủy phân không hoàn toàn 54g peptit X là Gly–Gly–Gly–Gly–Gly–Gly thu được 0,06 mol Gly–Gly; 0,08 mol Gly–Gly–Gly và mg Gly. Giá trị m là
A. 40,5.
B. 36,0.
C. 39,0.
D. 28,5.
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy các đipeptit Ala–Gly, Gly–Ala và tripeptit Gly–Gly–Val. Amino axit đầu N và amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là:
A. Ala, Gly.
B. Ala, Val.
C. Gly, Gly.
D. Gly, Val.
Đáp án tham khảo
1.B |
2. C |
3.D |
4.C |
5.C |
6.C |
7.A |
8.C |
9.C |
10.B |
11.B |
12.B |
13.B |
14.A |
15.C |
16.A |
17.A |
18.C |
19.A |
20.D |
Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 12 hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm lý thuyết Chương 4 Polime và vật liệu polime có lời giải
Bài tập tính số mắt xích tỉ lệ số mắt xích polime và cách giải
Bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng polime hóa và cách giải
Trắc nghiệm lý thuyết Chương 5 Đại cương kim loại có lời giải
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12