Lý thuyết Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn– Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo
Với lý thuyết Toán lớp 9 Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 9.
Lý thuyết Toán 9 Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn- Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn
1. Phương trình tích
Muốn giải phương trình (a1x + b1)(a2x + b2) = 0, ta giải hai phương trình a1x + b1 = 0 và a2x + b2 = 0, rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.
Ví dụ 1.Giải các phương trình:
a) 5x(x – 11) = 0;
b) (x + 6)(3x – 1) = 0.
Hướng dẫn giải
a) Ta có 5x(x – 11) = 0
5x = 0 hoặc x – 11 = 0
x = 0 hoặc x = 11.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 0 và x = 11.
b) Ta có (x + 6)(3x – 1) = 0
x + 6 = 0 hoặc 3x – 1 = 0
x = –6 hoặc 3x = 1
x = –6 hoặc
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = –6 và
Chú ý: Trong nhiều trường hợp, để giải một phương trình, ta biến đổi để đưa phương trình đó về phương trình tích.
Ví dụ 2.Giải các phương trình:
a) x2 – 2x = 0;
b) (2x + 1)2 – 9x2 = 0.
Hướng dẫn giải
a) Ta có x2 – 2x = 0
x(x – 2) = 0
x = 0 hoặc x – 2 = 0
x = 0 hoặc x = 2.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 0 và x = 2.
b) Ta có (2x + 1)2 – 9x2 = 0
(2x + 1)2 – (3x)2 = 0
(2x + 1 + 3x)(2x + 1 – 3x) = 0
(5x + 1)(–x + 1) = 0
5x + 1 = 0 hoặc –x + 1 = 0
5x = –1 hoặc –x = –1
hoặc x = 1.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là và x = 1.
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất
2.1. Điều kiện xác định của phương trình
Đối với phương trình chứa ẩn ở mẫu, điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu thức trong phương trình đều khác 0 gọi là điều kiện xác định của phương trình.
Ví dụ 3. Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau:
Hướng dẫn giải
a) Điều kiện xác định của phương trình là x – 4 ≠ 0 hay x ≠ 4.
b) Ta có x + 2 ≠ 0 khi x ≠ –2 và 2x + 1 ≠ 0 khi
Vậy điều kiện xác định của phương trình là x ≠ –2 và
Nhận xét: Những giá trị của ẩn không thỏa mãn điều kiện xác định không thể là nghiệm của phương trình.
2.2. Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bước 1. Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế của phương trình, rồi khử mẫu.
Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4. Xét mỗi giá trị tìm được ở Bước 3, giá trị nào thỏa mãn điều kiện xác định thì đó là nghiệm của phương trình đã cho.
Ví dụ 4.Giải các phương trình:
Hướng dẫn giải
a) Điều kiện xác định: x ≠ 0 và x ≠ 2.
Ta có
2x(x – 2) – (x + 1)(x – 2) = x(x – 5)
2x2 – 4x – (x2 – x – 2) = x2 – 5x
2x2 – 4x – x2 + x + 2 = x2 – 5x
2x = –2
x = –1 (thỏa mãn điều kiện xác định)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = –1.
b) Điều kiện xác định: x ≠ 2 và x ≠ –1.
Ta có
3(x + 1) + 2(x – 2) = 2x + 5
3x + 3 + 2x – 4 = 2x + 5
3x = 6
x = 2 (thỏa mãn điều kiện xác định)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 2.
B. Sơ đồ tư duy Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn
C. Bài tập Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 1. Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau:
a)
b)
Hướng dẫn giải
a) Điều kiện xác định của phương trình là 4x – 1 ≠ 0 hay
b) Ta có x – 3 ≠ 0 khi x ≠ 3 và 2x – 1 ≠ 0 khi
Vậy điều kiện xác định của phương trình là x ≠ 3 và
Bài 2. Giải các phương trình:
a)
b)
c)
Hướng dẫn giải
a) Điều kiện xác định: x + 2 ≠ 0 hay x ≠-2.
Ta có
2x – 2(x + 2) = x
2x – 2x – 4 = x
x = -4 (thỏa mãn điều kiện)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = –4.
b) Điều kiện xác định: x ≠ 3 và x ≠ –3.
Ta có
(x – 1)(x + 3) – (x – 3) = 3x + 3
x2 + 2x – 3 – x + 3 = 3x + 3
x2 + x = 3x + 3
x(x + 1) = 3(x + 1)
x(x + 1) -3(x + 1) = 0
(x + 1)(x -3) = 0
x + 1 = 0 hoặc x -3 = 0
x =-1 (thỏa mãn điều kiện) hoặc x = 3 (không thỏa mãn điều kiện).
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -1.
c) Điều kiện xác định: x ≠ 2 và x ≠ –2.
Ta có
-5x + 2 = 4 - 6x
6x - 5x = 4 - 2
x = 2 (không thỏa mãn điều kiện xác định).
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Bài 3. Giải các phương trình:
a) 4x(x + 2) = 0;
b) (2x – 8)(x – 7) = 0;
c) 3x – x2 = 0;
d) (x – 4)2 – 25x2 = 0.
Hướng dẫn giải
a) Ta có 4x(x + 2) = 0
4x = 0 hoặc x + 2 = 0
x = 0 hoặc x = –2.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 0 và x = –2.
b) Ta có (2x – 8)(x – 7) = 0
2x – 8 = 0 hoặc x – 7 = 0
2x = 8 hoặc x = 7
x = 4 hoặc x = 7.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 4 và x = 7.
c) Ta có 3x – x2 = 0
x(3 – x) = 0
x = 0 hoặc 3 – x = 0
x = 0 hoặc x = 3.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 0 và x = 3.
d) Ta có (x – 3)2 – 16x2 = 0
(x – 3)2 – (4x)2 = 0
(x – 3 + 4x)(x – 3 – 4x) = 0
(5x – 3)(–3x – 3) = 0
5x – 3 = 0 hoặc –3x – 3 = 0
5x = 3 hoặc 3x = –3
hoặc x = –1.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là và x = –1.
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo