Lý thuyết Định lí Viète - Toán 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Bài 3: Định lí Viète hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 9.

1 123 12/10/2024


Lý thuyết Toán 9 Bài 3: Định lí Viète

1. Định lý Viète

Nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 thì tổng và tích của hai nghiệm đó là:

S=x1+x2=ba;

P=x1.x2=ca.

Ví dụ: Xét phương trình x2 + 5x – 6 = 0, ta thấy:

∆ = 52 – 4 . 1 . (–6) = 49 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

Không cần giải cụ thể x1, x2, dựa vào định lý Viète ta có:

S=x1+x2=ba=51=5;

P=x1.x2=ca=61=6.

Nhận xét:

– Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1, nghiệm còn lại là x2=ca.

– Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a – b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = –1, nghiệm còn lại là x2=ca.

Ví dụ: Không giải phương trình, hãy tìm các nghiệm của phương trình 3x2 – 2x – 1 = 0.

Hướng dẫn giải

Ta thấy các hệ số của phương trình có tổng 3 + (–2) + (–1) = 0.

Suy ra phương trình có một nghiệm là x = 1, nghiệm còn lại của phương trình là x=ca=13.

2. Tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng

Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình:

x2 – Sx + P = 0.

Điều kiện để có hai số đó là S2 – 4P ≥ 0.

Ví dụ: Khi biết hai số có tổng S = 5 và tích P = 6, ta suy ra hai số đó là nghiệm của phương trình x2 – 5x + 6 = 0.

Ta tính được Δ = (–5)2 – 4 . 1 . 6 = 1 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

x1=b+Δ2a=5+12.1=3;

x2=bΔ2a=512.1=2.

Vậy hai số đó là 3 và 2.

Sơ đồ tư duy Định lí Viète

Lý thuyết Định lí Viète - Toán 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập Định lí Viète

Bài 1. Tổng và tích của hai nghiệm của phương trình 5x2 + 7x – 3 = 0 là

A. 75 35.

B. 75 35.

C. 75 35.

D. 75 35.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Áp dụng định lý Viète, ta có:

S=x1+x2=ba=75;

P=x1.x2=ca=35;

Bài 2. Giả sử x1, x2 là hai nghiệm của phương trình x2 – 5x + 3 = 0. Giá trị của biểu thức x12 + x22

A. 16.

B. 17.

C. 18.

D. 19.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Áp dụng hệ thức Viète, ta có:

S=x1+x2=ba=51=5;

P=x1.x2=ca=31=3.

x12 + x22 = (x1 + x2)2 – 2x1x2 = 52 – 2.(–3) = 19.

Bài 3. Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 25 và tích của chúng bằng 60.

Hướng dẫn giải

Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình x2 – 25x + 60 = 0.

Ta có: ∆ = 252 – 4 . 1 . 60 = 385 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

x1=b+Δ2a=25+3852.1=25+3852;

x1=b+Δ2a=253852.1=253852.

Vậy hai số cần tìm là 25+3852 253852.

Bài 4. Cho phương trình –3x2 – 5x – 2 = 0. Với x1, x2 là nghiệm của phương trình, không giải phương trình hãy tính giá trị của các biểu thức sau

M=x1+1x1+1x2+x2

Hướng dẫn giải

Áp dụng hệ thức Viète, ta có:

S=x1+x2=ba=53=53;

P=x1.x2=ca=23=23.

Ta có: M=x1+1x1+1x2+x2 =x1+x2+1x1+1x2

=x1+x2+x1+x2x1.x2 =53+5323 =256.

Bài 5. Cho phương trình x2 + 5 mx − 4 = 0. Tìm m để x1, x2 là nghiệm của phương trình và thỏa mãn: x12 + x22 + 6x1x2 = 9.

Hướng dẫn giải

Xét phương trình x2 + 5mx − 4 = 0 (*)

Để phương trình (*) có nghiệm khi và chỉ khi:

Δ = (5m)2 − 4.1. (− 4) = 25m2 + 16 > 0.

Mà m2 ≥ 0 với mọi m nên Δ = 25m2 + 16 > 0 với mọi m.

Do đó, phương trình (*) có nghiệm với mọi m.

Gọi hai nghiệm của phương trình là x1, x2.

Áp dụng hệ thức Viète, ta có:

S=x1+x2=5m1=5m;

P=x1.x2=ca=41=4.

Mặt khác, ta có: x12 + x22 + 6x1x2 = 9

x12 + 2x1x2 + x22 + 4x1x2 = 9

(x1 + x2)2 + 4x1x2 = 9

(−5m)2 + 4. (−4) = 9

25m2 − 16 = 9

25m2 = 25

m2 = 1

m = ± 1.

Vậy m = 1 hoặc m = –1 thì phương trình có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

1 123 12/10/2024