Lý thuyết Tứ giác nội tiếp - Toán 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Bài 2: Tứ giác nội tiếp hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 9.

1 132 12/10/2024


Lý thuyết Toán 9 Bài 2: Tứ giác nội tiếp

1. Định nghĩa tứ giác nội tiếp

− Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp).

− Đường tròn đi qua bốn đỉnh của tứ giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tứ giác đó.

Ví dụ: Trong hình dưới đây, tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O).

Tứ giác nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

2. Tính chất

− Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối nhau bằng 180°.

Ví dụ: Xét hình vẽ dưới đây:

Tứ giác nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Vì ABCD nội tiếp đường tròn (O) nên A^+C^=180°; B^+D^=180°.

3. Đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật, hình vuông

− Hình chữ nhật, hình vuông là các tứ giác nội tiếp.

− Đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật, hình vuông có tâm là giao điểm của hai đường chéo và có bán kính bằng nửa đường chéo.

Ví dụ: Trong hình bên dưới, hình chữ nhật ABCD nội tiếp đường tròn (O) và hình vuông MNPQ nội tiếp đường tròn (I).

Tứ giác nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

− Bán kính của đường tròn ngoại tiếp hình vuông cạnh a bằng a22.

Sơ đồ tư duy Tứ giác nội tiếp

Lý thuyết Tứ giác nội tiếp - Toán 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập Tứ giác nội tiếp

Bài 1. Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) (hình 1). Chọn khẳng định sai?

Tứ giác nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

A. BDC^=BAC^.

B. ABC^+ADC^=180°.

C. DCB^=BAx^.

D. BCA^=BAx^.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Vì tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp nên:

BDC^=BAC^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BC)

ABC^+ADC^=180° (tổng hai góc đối bằng 180° )

DCB^=BAx^ (góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối với đỉnh đó)

Vậy phương án A, B, C đúng.

Bài 2. Cho tứ giác ABCD nội tiếp. Chọn câu sai:

A. BAD^+BCD^=180°.

B. ABD^=ACD^.

C. A^+B^+C^+D^=360°.

D. ADB^=DAC^.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tứ giác nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Vì tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp nên:

BAD^+BCD^=180° (Tổng hai góc đối nhau)

ABD^=ACD^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AD)

A^+B^+C^+D^=360° (tổng 4 góc trong tứ giác)

Vậy đáp án cần chọn là D.

Bài 3. Trong hình vẽ dưới đây, cho AOC^=140°.

Tứ giác nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

a) Tính các góc ABC^,  ADC^ của tứ giác ABCD.

b) Tính BAD^+BCD^.

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

ABC^=AOC^2=140°2=70° (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung AC)

ABC^+ADC^=180° (tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn)

Do đó ADC^=180°70°=110°.

Vậy ADC^=110°

b) Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn nên BAD^+BCD^=180°.

Bài 4. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn. Tính số đo các góc còn lại của tứ giác đó trong trường hợp sau: A^=45° B^=155°.

Hướng dẫn giải

Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn nên A^+C^=180°; B^+D^=180°.

Do đó C^=180°A^=180°45°=135°;

D^=180°B^=180°155°=25°.

Vậy C^=135° D^=25°.

Bài 5. Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có hai cạnh đối AB và CD cắt nhau tại M và BAD^=70°. Tính số đo BCM^.

Hướng dẫn giải

Tứ giác nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Tứ giác ABCD nội tiếp nên ta có: DAB^+BCD^=180°

Suy ra BCD^=180°70°=110°

BCD^+BCM^=180° (hai góc kề bù) nên BCM^=180°110°=70°.

Vậy BCM^=70°.

1 132 12/10/2024