Lý thuyết Căn bậc ba - Toán 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Bài 2: Căn bậc ba hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 9.

1 70 12/10/2024


Lý thuyết Toán 9 Bài 2: Căn bậc ba

1. Căn bậc ba của một số

Cho số thực a. Số thực x thỏa mãn x3 = a được gọi là căn bậc ba của a.

Mỗi số thực a đều có đúng một căn bậc ba, kí hiệu là a3.

Trong kí hiệu a3, số 3 được gọi là chỉ số căn. Phép toán tìm căn bậc ba của một số gọi là phép khai căn bậc ba.

Chú ý:

Từ định nghĩa căn bậc ba, ta có a33=a33=a.

Ví dụ: Tìm căn bậc ba của mỗi số sau:

a) 8;

b) 64;

c) −0,001.

Hướng dẫn giải

a) Ta có 23 = 8, suy ra 83=2.

b) Ta có 43 = 64, suy ra 643=4.

c) Ta có 0,13 = 0,001, suy ra 0,0013=0,1.

2. Căn thức bậc ba

Với A là một biểu thức đại số, ta gọi A3 là căn thức bậc ba của A.

Ví dụ: Cho biểu thức A=5x43. Tính giá trị của A khi x = 1 và khi x = −3 (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba).

Hướng dẫn giải

Với x = 1, ta có A=5.143=13=1.

Với x = −3, ta có A=5.343=1932,668.

Sơ đồ tư duy Căn bậc ba

Lý thuyết Căn bậc ba - Toán 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập Căn bậc ba

Bài 1. Tìm căn bậc ba của mỗi số sau:

a) −125;

b) 216;

c) 21027.

Hướng dẫn giải

a) Ta có (−5)3 = −125, suy ra 1253=5.

b) Ta có 63 = 216, suy ra 2163=6.

c) Ta có 21027=6427 433=6427. Suy ra 210273=43.

Bài 2. Tìm x, biết:

a) x3 = 0,027;

b) x3=4;

c) x3=0,7.

Hướng dẫn giải

a) Ta có 0,33 = 0,027, suy ra x = 0,3.

b) Ta có 43 = 64 suy ra x=x33=43=64.

c) Ta có (0,7)3 = 0,343 suy ra x=x33=0,73=0,343.

Bài 3. Tính giá trị của các biểu thức:

a) P=273+833;

b) Q=1  00030,0083.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: P=273+833

= 3 + (−8)

= 3 – 8 = −5.

Vậy P = −5.

b) Ta có: Q=1  00030,0083

= 10 – 0,2 = 9,8.

Vậy Q = 9,8.

1 70 12/10/2024