Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1 (mới 2024 + Bài tập): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 1.

1 9,324 21/12/2023


A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

I. GEN

1. Khái niệm

- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlitpeptit hay phân tử ARN.

2. Cấu trúc chung của gen cấu trúcLý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Vùng điều hoà Vùng mã hoá Vùng kết thúc
- Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc - Có trình tự Nucleotit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể hận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời là trình tự điều hoà. - Nằm ở giữa gen - Mang thông tin mã hoá các axit amin - Vùng mã hoá ở gen của sinh vật nhân sơ là vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh), ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit min với các đoạn không mã hoá axit amin (gen phân mảnh) - Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - Mang tín hiệu kết thuc phiên mã.

II. MÃ DI TRUYỀNLý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọnIII. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

1. Vị trí

Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.

2. Thành phần tham gia

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Năng lượng ATP

3. Nguyên tắc

- Nguyên tắc bán bảo tồn

- Nguyên tắc bổ sung

- Nguyên tắc khuôn mẫu

4. Diễn biến

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)

⇒ Kết luận

Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

B. Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Câu 1: Trong các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:

A. Guanin (G).

B. Uraxin (U).

C. Ađênin (A).

D. Timin (T).

Đáp án: B

Giải thích: Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.

Câu 2: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

A. 5’AUG3’, 5’UGG3’

B. 5’XAG3’, 5’AUG3’

C. 5’UUU3’, 5’AUG3’

D. 5’UXG3’, 5’AGX3’

Đáp án: A

Giải thích: AUG là mã mở đầu và UGG mã hóa cho Triptophan là 2 bộ ba duy nhất không có tính thoái hóa. Tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin và axitamin đó được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất.

Câu 3: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A. Anticodon.

B. Gen.

C. Mã di truyền.

D. Codon.

Đáp án: B

Giải thích: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.

Câu 4: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?

A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền

B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.

C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.

Đáp án: C

Giải thích: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện ở chỗ mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

Câu 5: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Enzyme ADN polimerase tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’

B. Enzyme ligase (enzyme nối) nối các đoạn Okaseki thành mạch đơn hoàn chỉnh

C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

D. Nhờ các enzyme tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y

Đáp án: A

Giải thích: Enzyme polimerase chỉ bám vào được đầu 3’OH nên mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’-3’.

Câu 6: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là?

A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’

B. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’

C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’

Đáp án: B

Giải thích: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’.

Câu 7: Đặc trưng của gen phân mảnh là:

A. Tồn tại ở các nơi khác nhau trong tế bào.

B. Gồm các vùng mã hóa không liên tục.

C. Gồm nhiều đoạn nhỏ.

D. Do các đoạn Okaseki gắn lại.

Đáp án: B

Giải thích: Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).

Câu 8: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế nào?

A. Giảm phân và thụ tinh

B. Nhân đôi ADN

C. Phiên mã

D. Dịch mã

Đáp án: B

Giải thích:Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử gồm có quá trình tái bản của ADN và quá trình phiên mã, dịch mã. Quá trình tái bản (nhân đôi) của ADN sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân của tế bào mẹ sang nhân của tế bào con. Quá trình phiên mã và dịch mã sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, nhờ đó mà thông tin di truyền lưu trữ trên ADN được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật. Qúa trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh giúp truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ cơ thể.

Câu 9: Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?

A. 27

B. 48

C. 16

D. 9

Đáp án: A

Giải thích: Số bộ ba khác nhau tạo từ 3 nucleotit khác nhau là: 3 × 3 × 3 = 27

Câu 10: Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh?

A. Vi khuẩn lam

B. Nấm men

C. Xạ khuẩn

D. E.Coli

Đáp án: B

Giải thích: Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Lý thuyết Bài 3: Điều hòa hoạt động gen

Lý thuyết Bài 4: Đột biến gen

Lý thuyết Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

1 9,324 21/12/2023