Lý thuyết Sinh học 12 Bài 43 (mới 2024 + Bài Tập): Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 43.
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài giảng Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Chuỗi thức ăn
- Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Ví dụ:
+ Cỏ → Sâu → Gà → Rắn → Đại bàng.
+ Giun đất → Chim → Cáo.
- Chiều dài mỗi chuỗi thức ăn thường không dài quá 5 – 6 mắt xích vì chỉ một phần nhỏ năng lượng nhận từ mắt xích phía trước sẽ được tích lũy trong các chất hữu cơ của mắt xích tiếp theo.
- Phân loại: Có 2 loại chuỗi thức ăn là chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng: gồm sinh vật tự dưỡng → động vật ăn sinh vật tự dưỡng → động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ: gồm sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ → loài động vật ăn sinh vật phân giải → loài động vật ăn động vật.
2. Lưới thức ăn
- Khái niệm: Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng
- Đặc điểm:
+ Mỗi hệ sinh thái có một lưới thức ăn. Lưới thức ăn này thay đổi theo mùa và thay đổi khi cấu trúc của quần xã thay đổi.
+ Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
- Khái niệm: Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).
- Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài.
- Có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: Là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: Là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: Là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
+ Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3,…
II. THÁP SINH THÁI
1. Khái niệm
- Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
2. Phân loại
Có 3 loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng.
- Tháp số lượng:
+ Được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp số lượng có thể có dạng chuẩn hoặc không chuẩn.
- Tháp sinh khối:
+ Được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp sinh khối có thể có dạng chuẩn hoặc không chuẩn.
- Tháp năng lượng:
+ Được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 42: Hệ sinh thái
Lý thuyết Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Lý thuyết Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Lý thuyết Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12