Lý thuyết Sinh học 12 Bài 33 (mới 2024 + Bài Tập): Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 33.

1 4128 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Bài giảng Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

1. Hóa thạch là gì?

- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

- Hóa thạch có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng,…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,...

Lý thuyết Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Hóa thạch xương của loài Semouria

2. Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

- Vai trò của các hóa thạch:

+ Hoá thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới: Bằng phương pháp xác định tuổi của các hóa thạch, người ta có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối liên hệ họ hàng giữa các loài.

+ Dựa vào hóa thạch nghiên cứu lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất.

- Phương pháp xác định tuổi hóa thạch: Phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hóa thạch.

+ Phương pháp dùng Cacbon phóng xạ có thể xác định được tuổi của hóa thạch lên tới 75000 năm.

+ Phương pháp dùng Urani phóng xạ có thể xác định được tuổi của hóa thạch lên tới hàng trăm năm, thậm chí hàng tỉ năm.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

1. Hiện tượng trôi dạt lục địa

- Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ Trái Đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

- Những biến đổi về kiến tạo của vỏ Trái Đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của Trái Đất, do vậy, có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.

Lý thuyết Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

2. Sinh vật trong các đại địa chất

- Dựa vào quá trình biến đổi của Trái Đất và các hóa thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của Trái Đất thành các đại địa chất, bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ.

- Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát.

- Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót. Các sinh vật sống sót tiến hoá và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.

Lý thuyết Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Các đại địa chất và sinh vật tương ứng

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 34: Sự phát sinh loài người

Lý thuyết Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Lý thuyết Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Lý thuyết Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Lý thuyết Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

1 4128 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: