Lý thuyết Sinh học 12 Bài 38 (mới 2024 + Bài Tập): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 38.

1 3,472 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Bài giảng Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

V. KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ

- Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể.

- Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều và ngược lại.

- Ví dụ: Kích thước quần thể báo Hoa Mai ở vườn quốc gia Cúc Phương là 25 cá thể/quần thể.

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa

- Kích thước quần thể có 2 cực trị: kích thước tối thiểu và kích thước tối đa.

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

a. Kích thước tối thiểu

- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì sự tồn tại của loài.

- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong do:

+ Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

+ Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái giảm.

+ Thường xảy ra giao phối cận huyết, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

b. Kích thước tối đa

- Kích thước tối đa là giới hạn cao nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như nguồn thức ăn, ô nhiễm, bệnh tật,... tăng cao, dẫn tới một số cá thể chết hoặc di cư ra khỏi quần thể và mức tử vong cao.

3. Những nhân tố làm thay đổi kích thước quần thể

- Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố: mức sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư, mức độ xuất cư của các cá thể.

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

a. Mức độ sinh sản của quần thể

- Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào sức sinh sản của các cá thể trong quần thể (số lượng trứng hoặc con non của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong một đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,…), tỉ lệ đực/cái của quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái (khi thiếu thức ăn hay điều kiện sống không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sức sinh sản của quần thể).

b. Mức độ tử vong của quần thể

- Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc trước hết vào tuổi thọ trung bình của sinh vật, các điều kiện sống của môi trường,... và mức độ khai thác của con người.

c. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật (xuất, nhập cư)

- Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.

- Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

- Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt.

VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

1. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

- Theo phương diện lí thuyết, nếu nguồn sống của môi trường dồi dào và thỏa mãn nhu cầu của cơ thể đều thuận lợi thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng có dạng hình chữ J.

- Có nhiều loài tăng trưởng gần mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đó là các loài có sức sinh sản lớn, số lượng sống sót cao khi điều kiện sống thuận lợi như: vi khuẩn, nấm, tảo,…

2. Tăng trưởng theo thực tế của quần thể

- Trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần thể. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử vong luôn xảy ra → đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

- Một số loài có sức sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng theo thực tế như hầu hết các loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ cao (voi, bò tót, cây gỗ trong rừng,…).

* So sánh tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế:

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Đồ thị tăng trưởng dân số thế giới

- Trên thế giới: Dân số thế giới tăng liên tục. Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao.

- Ở Việt Nam: Dân số cũng tăng với tốc độ khá nhanh (năm 1945 là 18 triệu người; năm 2004 là 82 triệu người (tăng gấp 4,5 lần)).

- Việc tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút → ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người.

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1) Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Lý thuyết Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Lý thuyết Bài 41: Diễn thế sinh thái

Lý thuyết Bài 42: Hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

1 3,472 21/12/2023
Tải về